CHÀO MỪNG...

Blog của tập thể K20 Đại học Bách khoa Hà Nội

10/11/12

NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY ĐẦU NHẬP TRƯỜNG


NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY ĐẦU NHẬP TRƯỜNG
(Tiếp theo)

      Những buổi học quân sự

     Đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc chiến nên lớp SV chúng tôi, trong chương trình vẫn phải học quân sự. Tôi nhớ khi đó, các giáo viên dạy QS hầu hết là bộ đội biệt phái sang. Quân hàm từ trung úy trở lên. Hàng tuần học quân sự 1 ngày. Các anh thương binh, bộ đội, TNXP được miễn.
    Ngoài các buổi học tại hội trường, chúng tôi hầu hết học tại hiện trường. Trong chương trình học cũng đủ mọi thứ như: Súng bộ binh: CKC; AK sử dụng, tháo lắp còn có cả bắn súng, bắn đạn thật. Đội ngũ: Nghiêm, nghỉ, đi đều, đi nghiêm. Chiến thuật cá nhân: đào công sự, đào hầm trú ẩn, làm hố bắn, lăn, lê, bò , toài, đi khom thấp, khom cao đủ cả. Chiến thuật phân đội: Abb, Bbb, Cbb phục kích, tấn công, phòng ngự  vân vân và vân vân.

9/11/12

NGỐC


       Sau nhiều ngày mật phục, cuối cùng, ông bảo vệ cũng bắt được cậu bé câu cá trộm. Tang vật gồm hai giỏ cá đầy.
      - Tại sao cháu lại câu trộm cá?
      - Đâu có. Đây là cá cảnh của nhà cháu mà.
      - Cá cảnh?
      - Vâng đúng. Tối nào cháu cũng đem cá ra đây thả xuống để cho chúng bơi vài vòng thư giãn. Khi cháu huýt sáo là chúng tự quay lại và nhảy vào giỏ để mang về nhà.
       - Nhảm nhí, không thể có chuyện đó được.
       - Vậy để cháu chỉ cho ông thấy.
       - Được. - Và cậu bé thả cá xuống hồ trước sự chứng kiến của ông bảo vệ.
   Một lát sau.
       - Thế nào? Cháu định bao giờ thì gọi chúng quay lại?
       - Gọi ai lại ạ?
       - Cá.
       - Cá nào cơ ?
       …
(ST)

VUI MỘT TÍ


       Có một ông nọ nổi tiếng là người kiệm lời.
       Một hôm, có một người phụ nữ ở công ty sản xuất đồ bếp đến gõ cửa xin gặp vợ ông để chào hàng, ông đáp rằng bà ấy không có ở nhà.
       - Vậy tôi có thể chờ bà nhà được không ? – Người phụ nữ hỏi.
      - Được! - Ông nọ mời chị ta vào nhà và để chị ta ngồi chờ trong 3 tiếng đồng hồ. Cuối cùng, sốt ruột quá chị ta hỏi:
       - Ông có thể cho biết bà nhà hiện giờ ở đâu không?
       - Ngoài nghĩa trang – Người đàn ông trả lời.
       - Thế bao giờ bà ấy mới về?
       - Không biết.
       - Bà ấy ra ngoài đó từ bao giờ? Thưa ông
       - Gần ba năm.
       
(ST)

7/11/12

NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY ĐẦU NHẬP TRƯỜNG


NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY ĐẦU NHẬP TRƯỜNG
(Tiếp theo)

      Đi xem phim

      Thời gian đầu, trường ĐHBK chiếu phim (phục vụ là chính) tại Hội trường C2, vé xem phân chia cho các Khoa, các lớp. Hội trường C2 tầng dưới có khoảng 1.000 chỗ, các cửa kính được che rèm xanh. Tầng trên có một số ghế phụ (khoảng 200) ở dọc hành lang phía trong. Có thể chiếu phim cả ban ngày, thậm chí chia làm các ca. Nhiều năm về sau, Hội trường C2 cũng không có thay đổi đáng kể. Chỉ bổ sung thêm một số phòng làm việc, nhà WC ở khoảng đất trống cuối C2, sát C1. Phim khi đó hầu hết là phim mới phát hành. Ví như chiếu phim “MỐI TÌNH ĐẦU”. Đây là phim mới, tôi cũng đã được xem phim này nên còn nhớ, ở bộ phim này có đoạn xé áo Như Quỳnh hở cả phụ tùng ra. Tuy nhiên, vì “Thương” học sinh BK còn trẻ người, non dạ, sợ học tập những việc không đáng học nên ai đó đã lấy tay che ống kính làm dấy lên dư luận phản đối. Sau này, hình như từ khi Th.Cung lên làm tuyên huấn (về sau cả anh V.Cường cũng kết hợp làm), nhà trường còn tổ chức kinh doanh, bán vé tại nhà F- Bây giờ gọi là kinh doanh có điều kiện. Tức là quy định mỗi lớp được mua tối đa bao nhiêu vé???. Phim lúc này chủ yếu là phim tự khai thác, phim tâm lý xã hội hoặc tình cảm không ướt át.

ĐÙA CHÚT THÔI


      Tính sao đây?

     Tại phòng khám, một bệnh nhân nam than phiền với bác sỹ rằng đã nhiều ngày qua, cô vợ từ chối quan hệ mà không rõ lý do.
     Sau khi thăm khám kỹ cho anh này mà không phát hiện dấu hiệu bất thường. Bác sĩ yêu cầu anh ta đưa vợ đến khám.
       Đúng hẹn, một phụ nữ còn khá trẻ xuất hiện, chị ta trò chuyện cởi mở với vị bác sĩ và thú nhận nguyên nhân: Tôi bị mất trộm xe, nên nhiều ngày qua phải thuê xe ôm đi làm. Hôm nào anh xe ôm cũng hỏi: Bữa nay chị trả tiền xe cho tôi hay chị tính sao đây? Do tôi không có tiền để trả tiền xe nên tôi đành phải “tính” với anh ta để trả công.
     Cũng vì lý do tế nhị này mà hôm nào tôi cũng tới công sở muộn giờ. Sếp tôi đã nhiều lần khiển trách và dọa tôi: Vi phạm kỷ luật lao động nhiều vậy, cô định thôi việc hay cô tính sao đây? Và tôi lại phải “tính” với sếp để không bị mất việc làm.
      Rồi, cuối mỗi buổi chiều đi làm về tôi lại phải đi xe ôm và thế là… Thế nên, khi về đến nhà, tôi đã quá mệt mỏi, rã rời vì mỗi ngày 3 lần phải “tính”. Vì vậy tôi trở nên lãnh cảm với chồng, chẳng còn thiết tha gì chuyện ấy nữa. Bác sĩ bảo tôi phải làm gì bây giờ?.
      Bác sĩ ngẫm nghĩ một lát và cười nói: Tôi rất thông cảm với cô. Nhưng, theo ý cô, bây giờ tôi sẽ tiết lộ nguyên nhân với chồng cô hay ta tính sao đây?
      …

6/11/12

NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY ĐẦU NHẬP TRƯỜNG


NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY ĐẦU NHẬP TRƯỜNG
(Tiếp theo)

    Đi tàu điện

     Hà nội những năm 70 ngoài các âm thanh hỗn tạp của cuộc sống đương đại còn có tiếng leng keng của tàu điện. Thực ra, tàu điện cứ lừ lừ chạy chứ không ồn ào (chẳng thế mà bảo lừ lừ như tàu điện), tiếng leng keng là tiếng chuông báo khi tàu chạy.
     Vài nét về tàu điện: Tàu điện chạy theo đường ray sắt đặt chìm ở giữa đường phố, kết hợp làm cực âm, phía trên có đường điện trần là cực dương kéo dọc tuyến. Toa tàu cũng tương tự tàu hỏa nhưng đơn giản hơn, cũng có hai hàng ghế dọc hai bên tàu cho khách ngồi. Toàn bộ khoảng trống ở giữa là người đứng hoặc để hàng hóa của khách. Tàu cũng có từng toa riêng biệt. Toa đầu có bộ phận đóng điện, điều chỉnh điện vào động cơ, khởi động, phanh, hãm ở đây cả. Toa cuối có một cần tiếp điện, phía đầu có puly, khi hoạt động liên tục tiếp xúc với dây điện nguồn phía trên. Khi nghỉ, khi quay đầu, anh phụ sẽ kéo cần đổi hướng hoặc buộc vào nóc toa nhờ một sợi dây thừng dài. Sàn tầu so với mặt đường khoảng 45cm, có 2 bậc: bậc trên khoảng 20cm, bậc dưới cách mặt đường khoảng 25cm. Chính tầu điện và cái bậc dưới này làm không ít SVBK ngã sấp, ngã ngửa hoặc chỏng bốn vó lên trời ???. Cũng may, không có trường hợp nào bị chấn thương, gãy chân, gãy tay, chảy máu.

5/11/12

NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY ĐẦU NHẬP TRƯỜNG


NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY ĐẦU NHẬP TRƯỜNG
(Tiếp theo)

    Nhớ về buổi đi khám sức khỏe khi nhập học- nhập ngũ.

     Khi bước vào học chính khóa được vài buổi, nhà trường thông báo chúng tôi phải khám sức khỏe. Tôi nhớ khi đó chúng tôi phải xuống bệnh xá BK để khám. Bệnh xá BK là mấy dãy nhà cấp 4 nằm ở sau khu nhà căng tin, cạnh nhà E. Cũng đến cân đong, đo đếm cẩn thận. Nghe tim, phổi, huyết áp đủ cả. Tuy nhiên, nhà trường lại yêu cầu phải đi chiếu X quang là rầy rà to. Thông báo đến tối sẽ đi chiếu X quang ở đường Bạch Mai (địa chỉ lâu quá đã quên rồi ?). Chúng tôi rủ nhau ăn cơm sớm rồi đi. Tôi nhớ tối hôm đó trời mưa bụi. cả bọn đầu trần kéo nhau đi, chờ chực mãi rồi cũng được lên tầng 2 để chiếu. Khi đó lại còn phải cởi áo ra nên các bạn nữ được ưu tiên trước. Chúng tôi phải hơn 21 giờ mới đến lượt. Xong việc đi bộ về thì đã muộn. Các bạn Hóa K20 hỏi những ai còn nhớ???.
     Sau này, khi đã tốt nghiệp BK, học xong SQDB, một số thằng trong chúng tôi “được” đi bộ đội  cũng lại khám sức khỏe. Tôi nhớ khi đó chúng tôi phải đến khu Bờ hồ Hoàn Kiếm, gần quán kem Bờ hồ để khám sức khỏe trước khi nhập ngũ. Hỏi những ai còn nhớ???.