CHÀO MỪNG...

Blog của tập thể K20 Đại học Bách khoa Hà Nội

3/1/11

Xã hội thời đó đánh giá và suy nghĩ về sinh viên,nhất là sinh viên bách khoa thế nào?

Như trên đã nói đất nước khi đó trải qua một cuộc chiến tranh dài ngoài cái khó khăn cơ bản về kinh tế hiện tượng thất học ,mất học trong chiến tranh sẽ có nhiều và không thể tránh. Đương nhiên cái thất học do chiến tranh khác với cái thất học thời đế quốc thực dân.Thiếu rất nhiều về KHKT,công nghệ.Nhiều công trình mà bây giờ ta tự làm song hồi đó cái gì cũng phải mời chuyên gia.Câu :Nhất Y ,nhì dược,tạm được Bách khoa có từ bao giờ thì không biết,song không hoàn toàn đúng ở thời kỳ đó.

Điểm thi vào bách khoa nhiều năm liền cũng là cao nhất.Chi tiết ra đến đề thi đại học cũng là của các thày bách khoa với nhiều môn.Thậm chí mãi về sau có Lò luyện thi đại học,các lớp luyện thi của các thày bách khoa cũng là đông nhất.Tỷ lệ học sinh đỗ đại học cũng cao nhất.Nói xa hơn một chút những năm cuối,khi mà xã hội còn băn khoăn có nên nhập xăng dầu để cho dân chạy xe máy hay không,rồi thì những ai có quyền đi xe máy : Đấy là sĩ quan quân đội ,giám đốc sở…và kĩ sư.Mà trường nào đào tạo ra kĩ sư thì các bạn đã biết.Trong hồi tưởng của  Trần Đức Trung ở phần đầu blok trước ngày họp lớp,có ca ngợi những cái nhất của ĐHBK suy cho cùng cũng có lí.Ngày đó Bác Phạm Văn Đồng còn đứng đầu chính phủ.Một lần đến thăm trường ĐHSP,thấy cơ sở vật chất đời sóng sinh viên ,giáo viên sư phạm khổ quá,Bác thủ tướng đã huấn thị:”chúng ta phải phấn đấu trường ra trường ,lớp ra lớp”.Câu nói này của Bác TT đã là kim chỉ nam cho nhiều trường ĐH lúc đó phấn đấu.Nhiều kỷ niệm các bạn có nói đến sự đóng góp của mình cho Hà nội:như lao động nạo vét sông Kim Ngưu ,Tô lich…Tuy nhiên đó là yêu cầu bắt buộc ,yêu cầu đóng góp của mỗi công dân Hà nội,hoặc cư trú dài ở Hà nội.Qui định này được giữ cho mãi đến năm 2004 mới bỏ(Tất nhiên về sau là đóng tiền ,với những người dưới 45 tuổi.Lúc thu ở cơ quan ,lúc thu ở phường…).Nhưng cái đáng nhớ nhất,cái mà xã hội,nhà nước yêu cầu và có sự đóng góp của thế hệ sinh viên chúng ta thì không thấy ai(hoặc chưa ai) nhắc tới: Đó là lần đổi tiền đầu tiên,sinh viên được yêu cầu đi làm công tác này.Cuộc đời nhiều khi đâu chỉ ca ngợi  những người làm nên lịch sử?Những người là chứng nhân của lịch sử cũng đáng trân trọng không nhỏ.
1)      Tham gia và thụ hưởng lần đổi tiền đầu tiên-Chấm dứt sự hoàng kim của đồng tiền “cụ mượt”(Tờ 10 đồng). Đất nước thống nhất ngay từ tiền tệ.
2)      Làm CMTND lần đầu tiên tại trường ĐHBK-Không biết có bạn nào còn  giữ CMT này?
3)      Bầu cử QHCHXHCNVN cũng đầu tiên ở ĐHBK.
4)      Những cảm thụ thật của “những tiếng leng keng chiều sớm trưa”,và cái ngày kết thúc của tàu điện bánh sắt ở Hà nôi là thế hệ chúng ta.
5)      Bách khoa có lẽ là lần đầu trong đời được xem Phim “Ba chàng ngự lâm “ phim màu ,màn ảnh rộng.Một  nguyên bản của Pháp tuyệt vời thu ở miền Nam ra.Cả nhà C2 tưởng đến vỡ rạp vì tiếng hò hét,vỗ tay…của khán giả.Bách khoa ngày đó cũng lần đầu xem các nghệ sĩ  của chế độ Sài gòn :Kim Cương biểu diễn .Khỏi nói là các bà ,các chị…khóc đấy ,cười đấy mà vẫn say sưa?( Lần đầu tiên tôi mới lờ mờ hiểu rằng:nghệ thuật đâu cần phải lên gân?).Bách khoa thời ấy người ta mới bắt đầu tìm hiểu :Nhạc nhẹ là thế nào.Cái Ô Văn Ký chả dắt theo , Ái Vân nói và minh hoạ về nhạc nhẹ,với bài :Nha trang mùa thu lại về.?
…Có thể là hết những cái lịch sử,hoặc quên vì cho nó là bình thường quá,song Kỷ niệm những ngày sinh viên chắc chắn sẽ viết tiếp những sự kiện này.
Thay cho lời kết: Ngày đó sinh viên Bách khoa là nhất,con gái các trường khác đa phần là thích yêu bách khoa.Bằng chứng không phải là những chuyến vi hành “ngọt ngào, hạnh phúc” của Kim Ngọc Đạt,Hạnh.Nguyễn Xuân Hưng…tối thứ 7(năm thứ 3 trở đi).Mươn xe đạp xuống tận trường sư pham ,nơi hết đường tàu điện từ lâu.Mà lần thực tập đầu tiên tại Hải phòng,con gái trường y Hà nội cũng thực tập , đều chết mê chết mệt mấy anh bách khoa?Hồ Anh Tuấn chắc phải nhớ?Thậm chí chi em nhân viên khách sạn Hồng bàng ,Quang Trung cũng mê tơi luôn.Bác Nguyễn Vũ Cường lúc đó là tiên phong.Với các bạn tình nguyện vào quân đội thì không nói.Những kĩ sư BK ra trường thời đó xin việc thật dễ.Dễ hơn ĐH Tổng hợp nhiều.Có thể khó là muốn gần nhà,song đã có ai ở Hà nội mà phải đi làm xa xứ đâu?…
-Cám ơn bách khoa!- Cám ơn số mệnh cho chúng ta học hoá K20 cùng nhau…Thời gian có thể phủ bụi trần lên 1 vài kỷ niệm ,song lịch sử thì mãi là lịch sử.Thế hệ 8x,9x…có thể nói chúng ta hoài cổ,song lịch sử suy cho cùng được viết cũng từ những con người bằng xương ,bằng thịt cả thôi.­-  Cám ơn blok Hoá K20 và những người có ý tưởng thành lập & quản lí blok này. Để những người trong cuộc có thể chia sẻ,nói hết những ý nghĩ thật của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét