CHÀO MỪNG...

Blog của tập thể K20 Đại học Bách khoa Hà Nội

9/2/11

Tết này ta được mùa thơ!

Tết này ta được mùa thơ!
Mặc dù trái với quan niệm của 1 anh bạn Hoá k20 đã từng thở ngắn than dài trong 1 bài viết  trên blog. Tôi cũng liều làm 1 Bá Nha cảm tụng thơ của Tử Kỳ 1 phen. Tuy vậy, cũng chịu khó lục tìm trên mạng những bài Thơ tết Tân Mão ở trên các trang  web, blog…khác, họ cũng chả hơn ta nhiều lắm. (blog của ta dẫu sao cũng mới lập, người viết thơ tết lại đa phần là dân kĩ thuật cứng nhắc và khô khan).
Nhưng nói “dậy” cũng hổng phải “dậy”.Chả lẽ cứ là dân Bách Khoa thì  phải chúc tết thế này:
       (Chúc bạn 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây VẠN SỰ NHƯ Ý.)-Cũng là coopy trên mạng.
Được mùa trước hết ở nhiều bạn ít làm thơ hoặc không làm thơ khi tết đến xuân về và có blog để chia sẻ,cũng  làm thơ đăng đàn.Ngay cái thằng tôi đây không biết làm thơ,không thích thơ  cũng bị thôi thúc bởi bạn làm thơ ,không làm đ ược thì xoay sang bình thơ vậy.Trước tiên bài thơ gần đây nhất;Tết Tết Tết…Người đi đâu hết.Và cũng xin bật mí:người comment thứ 3 cho bài thơ này là tôi.Với câu kết :Thơ hay như thế cần đâu “cứu Bồ”? .Với nhiều người sống  ở Hà nội có lẽ Hn nguyên bản ,Hn Tết…chỉ là cái khoẳng khắc hiếm hoi của sáng mùng 1 mới nhận thấy từ 2,3 năm nay.Miền Bắc ,Hn còn bị tra tấn bởi cái rét “chết người” hàng tháng trời cuối năm 2010.Nên “ Gió tung tăng múa,nắng mê mẩn vàng”là tuyệt hay vì đúng ngày mồng 1.Thi nhân hoá thì không phải là gió ,nắng…mà chính tác giả tung tăng và mê mẩn đấy thôi.Rồi nữa  cái ước thật cao sang:cả năm là Tết.mà tôi cho rằng không tưởng cũng thật đáng trân trọng.Hà nội ,TP Hồ Chí Minh…365 ngày kẹt xe,tắc đường,thì có mấy ngày Tết đường thông hè thoáng sao không phải là niềm ước ao?Cho dù là dấu hiệu :Hà nội vắng ấy là mùa tết đến(Xuân không đến bất chợt) cũng vầy vậy !”…má thiếu nữ đã hồng lên trên phố”(Xuân không đến bất chợt) không  là câu thơ văn xuôi “sáo” vì không phải gá cho cái tiết xuân làm dậy hồng đôi má.Chính xác: hết rét nắng ấm làm các thiếu nữ được gỡ bỏ hết các trang phục “Nin da”-Cái hồng tươi,cái đẹp tự nhiên của mỗi thiếu nữ được hiện rõ.  Hà nội mùa hè ,mùa đông các thiếu nữ,các bà các chị … xe máy đi làm đều phải có trang phục “Nin da “ cả.Và như thế ai chẳng như ai?Thêm nữa những ngày cực lạnh xem tivi những buổi biểu diễn ngoài trời hay trong nhà thấy đa phần các sao với những trang phục thiếu vải tôi cũng thấy thương cho họ.Cô con gái tôi bảo:’Thời trang đánh bạt thời tiết “ liệu có đúng?Một vài bài “hoạ” tiếp bài Tết tết tết…người đi đâu hết, đúng vì nói đến bao nỗi lo của những ngày cận tết.Song không chính xác bởi thời khắc đấy chưa phải là tết.Xin dẫn một bài thơ điển hình về Tết mà “bắt được” trên mạng cũng không chính xác vào đúng cái thời điểm -Tết!
        Thơ Tết 2011
Văn phòng không rượu cũng không hoa
Toàn computer với gái già
Việc nhiều chất đống, lương thì thấp
Khắc khoải bàng hoàng Tết với ta! !

Tết đến xuân về thêm nhức xương
Cái vụ tiền thưởng với tiền lương
Long lanh đôi mắt, nhân viên đợi
Đỏng đảnh làm duyên sếp bảo chờ

Tết đến xuân về, chán với chê
Tiệc tùng đình đám tới phủ phê
Lơ thơ tháng chạp vài đám cưới
Xuân này, thôi nhé ở nhà chơi :bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz

Mở rông một chút,gần đây trên các báo mạng dấy lên một sự tranh luận(Đặc biệt là báo Vietnamnet):- Đấy là chỉ số Hạnh phúc.Bài viết có lí khi cho rằng:Chỉ số Hạnh phúc của Vương quốc Butan cao hơn rất nhiều Nước Mỹ.Thế thì “con người “chả nhẽ ngu muội đến mức cứ rồng rắn ,chầu trực để được nhập cư vào Mỹ(Nơi có chỉ số hạnh phúc thấp),còn Butan thì chả có mống nào?Ngay ở ta cũng vậy rõ ràng là Hà nội ,TP HCM…chỉ số Hạnh phúc chắc chắn thấp hơn xứ Mùcangchải,Cao bằng ,Bắc cạn…sao người nhập cư vẫn đông thế?Không,còn 1 chỉ số nữa mà là đúng hiển nhiên:-chỉ số bực mình.Hạnh phúc còn phải bàn,song càng ở những đô thị sầm uất thì cái bực mình càng tăng lên.Một ngày bình thường dù không muốn, biết bao cái bực mình cứ nhào dô ta?Thế thì ,chỉ hết những cái bực mình vô cớ vào ngày tết đã là quí và  Hạnh phúc rồi.(Tết tết tết…Người đi đâu hết).Mọi so sánh là vô lối,mọi định nghĩa về Hạnh phúc là chênh vênh. Ý câu kết của (Xuân không đến bất chợt),tuy rằng có ý tự hoạ Bài thơ chào xuân 1961 của Tố Hữu :
                            Chào 11 đỉnh cao muôn trượng.
                            Chỉ ngắm lại ta mà không nhìn bốn hướng.
                            Thấy -Bằng lòng,nên vẫn còn xuân.
Vâng;Hạnh phúc là sự bằng lòng của mỗi con người.Không định ám chỉ cái gì,hoặc ám chỉ ai:Tôi còn nhớ,một thời cộng đồng Hoá K20 đều lo lắng và không an tâm lắm về H.V.T.Là kĩ sư hoá hẳn hoi ,nhưng lại lập nghiệp,làm ăn ở Tây nguyên xa xôi,với góc độ là nông dân.Sau những thông tin trước ngày Hội khoá K20, hoá ra H.V.T Hạnh phúc và thành đạt hơn nhiều người .Là quan cấp xã ,chủ tịch HND…vẫn nay Băng cốc,mai Cualampo.Mà đi nước ngoài vẫn là nằm mơ với tôi.Làm việc thì toàn cấp phó,lúc cứ có tiền là đi , lại chẳng có tiền…B.V.N cũng vậy.Cuộc sống ,sự nghiệp của H.V.T,B.V.N toát lên 1 sự bằng lòng thuần khiết -Thế là Hạnh phúc.(Chưa kể đến chỉ số bực mình:Chắc chắn của họ thấp hơn chúng ta rất nhiều).
Thế còn:Công danh như phù vân
Phú quí tựa lông hồng
Tết mất mùa thơ….
Sao không bình? Chỉ có thể nói:Không thể bình –Không đáng bình-Chẳng bao giờ nên để ý!
Đến thời điểm này phải nói: Những lí thương thương-Những Tết mất mùa thơ-Những công danh phù vân,phú quí tựa lông hồng…chỉ là một người. Đành rằng mỗi cá thể có quyền bất mãn với đời, với xã hội.Song lại mang cái bất mãn ấy ra chia sẻ ở diễn đàn Hoá K20 là vô cảm và lỗi nặng (Nhiều thành viên HK20 đã phản hồi,tôi cho rằng thế còn quá nhẹ).”Lòng” thì có gì ngoài chất chưa thải hết sao mà cứ trường ca “Tấm lòng” đến vậy?Sao cứ bắt mọi người nghĩ như Trạng Quỳnh,nằm phơi bụng giữa chợ vì coi bụng là sách?Rồi lại muốn kéo lịch sử lùi lại hàng trăm năm theo kiểu mấy ông đồ gàn : chứng tỏ mồm coi thường công danh ,phú quí…?Nếu có 1 lời bình thì chỉ có thể thế này: Cám ơn anh bạn đã cho chúng tôi vô hạn cái bực mình,ngày  anh không đăng đàn Thơ tết nữa làm cho cộng đồng HK20 càng thêm quí mấy ngày tết-Bằng an và yên lòng!
Thôi thì Bá Nha hay Tử Kì cũng chỉ nên coi là nội bộ cộng đồng ta. Dù “Bá Nha” tôi có ca tụng mấy bài  thơ tâm đắc cũng không thể “bình chọn” hay “suy tôn” làm gì.Vì :chưa phải đạo văn, đạo thơ.Song đọc lên vẫn thấy quen quen thế nào ấy.Cách cái Tết này hai năm không biết trên báo viết hay mạng tôi đã đọc những câu:
                      Tết này phố vắng hơn quê?(Tết tết tết…người đi đâu hết)
nước Hồ gươm lại xanh màu cốm đậm: chỉ sắc xuân đã về hay màu tảo HG thân thiện với cụ rùa của 1 nhà văn đã tả(Tác giả :Xuân không đến bất chợt không phải người đầu tiên).Câu :Mùa xuân vô tư như tiếng cười con trẻ cũng vậy…Đành thôi, chỉ có thể giải thích sau mấy tuần rượu:Những ý tưởng lớn thường trùng hợp nhau chăng?
Cuối cùng-để dung hoà các ý tưởng,nghĩ suy…mang đầy cá tính của mỗi  người khi viết thơ tết,bình thơ tết,hoạ tiếp thơ tết,comment thơ tết tôi xin trích ra đây :Một định Ngôn -Một triết lí-Một quan niêm bình thường-Một lời chúc năm mới cho là hoàn chỉnh đã lươm lặt được trên mạng:
    Một cái xe đạp MỚI thì tốt hơn cái xe đạp CŨ. Nhưng cái xe đạp CŨ lại gắn bó với ta nhiều hơn. Một ngôi nhà MỚI đẹp hơn ngôi nhà CŨ. Nhưng ngôi nhà CŨ lại nhiều kỷ niệm với mình hơn. Một phương trời MỚI thì lạ hơn phương trời CŨ. Nhưng phương trời MỚI lại chẳng mang lại cho ta cảm giác bình yên. Vậy thì đón chào năm MỚI, nhưng đừng quên năm CŨ. Happy New Year!
                        Với tôi qua ngày mồng 1 là hết tết,nên mới dám liều thế này.
                                                  Nhưng âm lịch vẫn ghi:
                                         Mùng 7 Tết Tân Mão Tức 9-2-2011

9 nhận xét:

  1. Đúng vậy bác ạ.
    Có khi ta cần phải biết tự thưởng thức theo kiểu các cụ trong dân gian: Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có mà ăn. Bù cho Có lúc lại quyết kiếm tiền không chịu nghèo hèn hơn các công dân thế giới.
    Vấn đề là nếu ăn thịt chó lại có bạn hiền; khi nhiều tiền lại rủ nhau làm từ thiện chút chút thì quá vui. Ấy là "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến".
    Còn câu thơ mà bác trích ra: "Tết này phố vắng như quê" Tôi xem lại rồi, đúng của nó là " Tết này phố lắng như quê". "Lắng" tôi nghe nó đã thế nào ấy bác ạ. Vắng chỉ là vắng hình ảnh. Còn lắng là lắng cả hình ảnh người đông đúc, lắng cả âm thanh; và lắng cả những lo toan, dục vọng đằng đẵng một năm trời. Là lúc lòng mình có phút giây "Lắng" lại. Giống như những nốt lặng trong bản giao hưởng của 365 ngày đại chiến.
    Nếu trên mạng đã có câu : "Tết này phố vắng như quê", thì Câu thơ " Tết này phố Lắng như quê" đáng tự hào cho dân kỹ thuật hóa ta cũng biết nêm riềng mẻ mắm tôm cho món thịt chó khoái khẩu, phải không bác.

    Trả lờiXóa
  2. Nói lại cho rõ về bài thơ gửi bạn.

    Thật là rất vớ vẩn. Bạn nào đăng bài này cần đi khám bác sĩ ngay, chắc chắn bạn bị mắc chứng bệnh thích phê bình người khác và tung hô bản thân?.
    Chính tôi đăng bài thơ này gửi tặng các bạn Hóa K20. Đó là bài thơ mà theo tôi là rất hay. Bài thơ này không phải của tôi mà là của nhà báo Phạm Khắc Lãm - Nguyên Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập Đài truyền hình Việt nam trong buổi chia tay với Đài TH để chuyển sang công tác tại UB về người VN ở nước ngoài.
    Tuy nhiên, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật và cũng vì là bạn bè cùng lớp Hóa K20 nên tôi thành thật xin lỗi bạn nếu có điều gì hơi quá. Mong bạn thông cảm.

    Trả lờiXóa
  3. "Nói lại cho rõ về bài thơ gửi bạn.
    Thật là rất vớ vẩn. Bạn nào đăng bài này cần đi khám bác sĩ ngay, chắc chắn bạn bị mắc chứng bệnh thích phê bình người khác và tung hô bản thân?"
    Bạn nào viết comment thế này, tôi không hiểu gì cả...
    Tôi đã đọc lại cả bài viết trên đây, rồi tìm đọc bài "Thơ gửi bạn" của ông Lãm. Thấy 2 vấn đề không liên quan gì với nhau, bài thơ gửi bạn chỉ nói đến công danh và tình bạn thôi, còn bài viết của bạn nào trên đây thì lại nói về bài thơ Tết vắng người. Chúng ta vui là chính mà.
    (NXH)

    Trả lờiXóa
  4. Những việc từ thời Xuân thu-Chiến quốc mà bạn nào đó còn vận vào mình được thì quả là đáng khâm phục.
    Tuy nhiên, theo chỗ tôi được biết thì Du Bá Nha gẩy đàn cầm (thất huyền cầm) còn Chung Tử Kỳ nghe đàn và bình luận. Không dính dáng đến thơ, văn???

    Trả lờiXóa
  5. HỒI ÂM…
    Không phải vô cớ mà các bài viết người ta thường mặc định phải có nguồn gốc,trích đăng…hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ bao giờ cũng kèm theo câu:Không chịu trách nhiệm về nội dung bài viết.Còn kể cả khi biết bài viết là của “Ông giời”(Của anh “Hoàng”-bản quyền của GNCN.VTV)nếu bình thì cũng vẫn có thể “đập “tơi bời”(hoặc nịnh đến rỗ lưỡi) cũng là “nhẽ “thường”
    Đấy như 1 bạn comment khen từ “lắng”,tôi thì vẫn “chê”!Viết là vắng mới đúng ,”Lắng” là Sáo rỗng và sai .Ai dám bảo quê bây giờ cái sự lắng ít hơn ở đô thi vào ngày tết?Người trẻ thì ngại về quê vì sợ cái “lắng”,người già thì mong muốn về quê để tìm lại cái “lắng” nhiều hơn ,thật hơn ở quê mình.
    Chỉ cần vào Google.Vn đánh 4 từ khoá là biết ngay:Công danh là phù vân,phú quí tựa lông hồng là của cụ Phạm Khắc Lãm làm thơ chúc thọ đại tướng VNG.Bạn có hai cái sai:Không nói nguồn gốc và trích đăng không đúng lúc , đúng chỗ.Biết là thơ cụ Lãm,nhưng những lời bình của bài viết vẫn giữ nguyên,mà không cần gỡ bỏ.Nếu cộng đồng HK20 cho phép tôi tiếp tục thì không phải là “Đập tơi bời” mà sẽ chỉ gay gắt hơn.( Gần đây nhà sử học D.T.Q có online trên mạng đã thừa nhận trước câu hỏi của 1 tuổi teen:Vai trò của VNG trong cuộc chiến tranh chống Mỹ?D.T.Q trả lời rất ‘khôn “thế này;Ngay các HK của tướng G cũng chưa thấy nhiều.Nhưng chiến thắng là của toàn dân ,mà VNG là bộ trưởng BQP).Không được làm, khác xa với làm mà đúng hoặc sai.Vả lại đây đang là tập tọng bình thơ tết.nói ra ngoài thành loãng.Vẫn mong đây chỉ là nội bộ cộng đồng ta.Song vẫn chưa đủ ,tướng PQT chắc không hài lòng.Nhưng biết làm sao :lịch sử là lịch sử mà!Cũng phải xin lỗi QT vì lại gây ra cái bực mình cho bạn rồi…
    Viết như cái thằng tôi mà bạn cho là “tự đề cao bản thân” thì thật sự cám ơn!Vì nó đã vạch ra một cách đi:Chiến lược(Cho các chính khách)-Chiến lược tranh cử (cho các ông nghị)-Chiến lược đánh bóng(cho các nhà thơ,hoặc phê bình)-Chiến lược thay thế cho các chiêu thức PR(của các sao,hay người nổi tiếng)… Ô hô!
    Cám ơn bạn-Vì đây không phải là điều bực mình.
    Cám ơn cac commen có đích danh ,hoặc ẩn danh đã cho tôi vẫn còn cười được! Vui được.

    Trả lờiXóa
  6. Thịt chó mà có bạn hiền, hay "râu tôm nấu với ruột bầu..." còn hơn cả văn hóa ẩm thực.
    Miễn sao đừng chấm thịt chó với muối tiêu chanh. hoặc giả như " Tôm hùm hấp nước dừa non, chồng bốc, vợ nhiếc còn ngon nỗi gì".
    Thơ hay thơ dở, cứ viết, cứ xẻ chia đi...Ở đây toàn tớ với cậu mà.
    Tôi đề nghị các bác k20 ta thi nhau làm vài câu thơ, chỉ được dùng những chữ thuộc hạng râu tôm ruột bầu, mà tớ và cậu cùng sướng. ST

    Trả lờiXóa
  7. Râu tôm nấu với ruột bầu
    Chồng chan vợ húp khen giàu caxi
    Cô vợ được thể phát huy
    Cả tuần cứ thế tì tì bầu-tôm
    Anh chồng phát ớn nhảy chồm:
    "Sao cô quá thể toàn tôm với bầu"
    (Bút Tre)

    Trả lờiXóa
  8. Nhà tôi có cả một giàn
    Bầu sai rúc rỉnh lại toàn trái to
    Ước gì gần bạn để cho
    Râu tôm thêm tí thịt bò càng ngon...
    (Bạn của Bút Tre)

    Trả lờiXóa
  9. Bầu ơi thương lấy bí cùng
    Tuy rằng cao, thấp nhưng chung Hóa hài (hai)
    Mươi ngày xưa thật là vùi (vui)
    Giàu, nghèo bạn hữu chúng tôi bình đằng (đẳng)!
    (Bút Trúc)

    Trả lờiXóa