Thứ Hai, 10/06/2013 15:05 (GMT + 7)
Hiếm hoi
nhưng tại diễn đàn ở nghị trường kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa 13 đã cất lên
tiếng nói của một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) rằng nên sửa và thay phần lời
Quốc ca?!
Ngó người...
Những trang tài liệu mật
thời chế độ Xô Viết cũng dần dà được giải... Vậy nên hậu thế mới biết, thập kỷ
những năm 1950 ấy từng có chuyện người ta muốn thay đổi quốc ca Liên Xô!
Nhạc sĩ Văn Cao (phải) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp Ảnh tư liệu.
|
Tháng 12/1955 Liên Xô đã
bí mật tổ chức cuộc thi sáng tác quốc ca mới. Nói là bí mật là bởi khi đó người
ta chỉ tổ chức cuộc thi nội bộ, với sự tham gia của 67 tác giả… Chuyện thì dài,
nhưng đại để có thể tóm lược: Riêng phần lời lọt vào vòng hai có 11 lời quốc ca
mới. Vào chung kết có 3 phần lời của các tác giả M.Isakovski, S.Mikhalkov và
M.Rylskii. Nhưng không hiểu vì lý do gì, loay hoay mãi ban tổ chức vẫn không
tìm ra phần lời nào khả dĩ thay được những ca từ - những con chữ như có lửa của
nhà thơ Liên Xô S.Mikhalkov đặt. Vậy nên quốc ca Liên Xô vẫn tiếp tục “sống
sót”.
Chuyện không kết thúc ở
đây. Bốn năm sau, vào năm 1959, một cuộc thi quốc ca tương tự lại được tổ chức!
Nhưng cũng lai rai lẫn loay hoay như lần trước, cuộc thi khởi đầu cũng rầm rộ
nhưng sau đó dần dần rơi vào quên lãng.
Những thủ tục cần thiết
đã hoàn tất... Nhưng không lâu sau cũng chính ông Suslov, trong một cuộc họp
quan trọng đã đề nghị giữ nguyên Quốc ca cũ.Vẫn chưa
hết, chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 60 Cách mạng Tháng Mười Nga, trên các báo lớn
Xô Viết trang trọng đăng thông báo quyết định của Suslov tại kỳ họp của Trung
ương Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 5/1977, rằng, để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 60
năm Cách mạng Tháng Mười, sẽ tổ chức trọng thể cuộc thi Quốc ca Liên Xô mới.
Sau khi Liên Xô tan rã
năm 1991, nước Nga đã có một thời gian dài sử dụng một bài của Mikhail Glinka
làm quốc ca, nhưng chỉ có nhạc mà không có lời. Năm 2000, sau khi lên nắm
quyền, Tổng thống V.Putin đã cho khôi phục lại phần nhạc Quốc ca Liên Xô và yêu
cầu tác giả phần lời năm xưa, nhà thơ Sergey Mikhalkov viết lại lời mới để làm
Quốc ca của Liên bang Nga.
Và như thế giai điệu của
bản Quốc ca ra đời từ trong máu lửa của cuộc Chiến tranh Vệ quốc năm nào lại
vang lên hùng tráng, như đã từng vang lên như thế suốt bảy chục năm qua.
Và ngẫm đến ta
Các tờ báo lớn sau thời
điểm kết thúc cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII ra ngày 28/4/1981 đồng loạt đăng
thông báo cuộc thi sáng tác Quốc ca mới với lý do: Theo quyết định của Quốc
hội, nước ta cần có bản Quốc ca mới cho phù hợp với tình hình cách mạng Việt
Nam đã chuyển sang giai đoạn mới.
Thông báo cũng đăng thể
lệ cuộc thi cùng Hội đồng giám khảo (HĐGK). Theo đó Hội đồng giám khảo có nhiệm
vụ giúp Quốc hội lựa chọn một số bài xuất sắc trình Quốc hội để Quốc hội quyết
định lấy một bài làm Quốc ca.
Để ý trong HĐGK có các
yếu nhân như nhà thơ Huy Cận, Thứ trưởng Bộ VHTT (Chủ tịch HĐGK); Phó Chủ tịch
là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (khi đó là Chủ nhiệm UBVHGD của Quốc hội). Các ủy viên
như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhạc sĩ Trần Hoàn, nhạc sĩ Huy
Du, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, nhà văn Nguyễn Đình Thi...
Cuộc thi được mở rộng
cho mọi công dân Việt Nam
và chỉ xét những bài hát viết sau năm 1975.
Từ 19/5 đến 19/12/1981,
Ban giám khảo (BGK) Cuộc thi Quốc ca mới đã nhận được 1.420 tác phẩm của 1.181
tác giả. Trong số này, chỉ có 625 tác phẩm với cả nhạc và lời, còn lại là thơ.
(Tôi chợt nhớ, thời điểm ấy, theo chân mấy anh bạn làm văn nghệ cũng có đáo qua
Ban Tổ chức cuộc thi mấy lần.
Ngạc nhiên khi được
biết, có rất nhiều bài dự thi - có lẽ do phổ cập là mọi công dân đều có quyền
tham gia và có lẽ do hăng hái nữa- đã gửi đến BTC, ngoài thơ và những bài na ná
như xã luận, còn có nhiều bài với những dòng viết tháu đại loại tò te tí tò te
tí te... Nhưng có nhiều việc cảm động, có cụ già gửi hàng chục bài thơ để “nói
hết tấm lòng với Tổ quốc”; có những cặp vợ chồng, vợ viết nhạc, chồng viết lời
ca để dự thi).
Trong số các tác giả dự
thi, có 173 người là nhạc sĩ được đào tạo chuyên nghiệp. 74 tác phẩm được chọn
qua vòng một. Sau gần 7 tháng làm việc nghiêm túc, thận trọng, bộ phận thường
trực Hội đồng giám khảo đã sơ tuyển vòng I được 74 bài của 74 tác giả (58 tác
giả soạn nhạc chuyên nghiệp và 16 tác giả soạn nhạc không chuyên, trong đó có một
nữ giáo viên dạy văn cấp III và chồng là giáo viên dạy toán cùng trường, cùng
làm chung nhạc và lời; có một sĩ quan công an, hai sĩ quan quân đội, một vụ
trưởng của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, một linh mục...).
Khỏi nói ở đây thái độ
nghiêm túc và lao động hết sức công phu của BGK. Tỷ như ở vòng I, các ủy viên
Hội đồng giám khảo là nhạc sĩ, sau khi đọc kỹ lời ca, còn xướng âm giai điệu
nhạc vài ba lượt rồi hát lời ca theo đúng giai điệu, đánh đàn để nghe riêng
giai điệu.
Như vậy, trung bình mỗi
bài được đọc lời ca, đàn, hát tất cả khoảng từ 8 đến 10 lượt, có trường hợp tới
15, 20 lượt. Sau đó, các ủy viên ghi nhận xét riêng, cân nhắc kỹ, rồi ghi dự
kiến bỏ phiếu cho từng bài và chuyển cho Ban thư ký. Ban thư ký tập hợp các dự
kiến, chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp chấm thi tập thể của toàn bộ phận
thường trực Hội đồng giám khảo.
Sau vòng hai, danh sách giảm còn 17 bài và được hoà âm, dàn
dựng, thu âm ở ba dạng: đơn ca, tác phẩm nhạc không lời và cuối cùng là đồng ca
với dàn nhạc. Bây giờ cũng xin bật mí, nhạc sĩ tài danh tác giả của Khúc
hát sông quêNguyễn Trọng Tạo trong cuộc thi đã có ca khúc Ngợi ca đất nước xếp
thứ 14 trong số 17 ca khúc dự thi. Đặc biệt cũng có 3 tác phẩm dự thi phổ thơ
Xuân Thủy (khi đó cụ Xuân Thủy đương là Phó Chủ tịch Quốc hội).
Sau đó, những bài hát
này đều được thể hiện trước Quốc hội và được in trên sáu tờ báo và tạp chí, và
được phát trên đài phát thanh cho công chúng nghe.
Cũng cần nói thêm, có
một vướng mắc khi đó, nhưng rồi cũng được thu xếp ổn thỏa. Đó là 6 trong số 17
bài vào chung khảo là của những người tham gia việc xét duyệt Quốc ca. Để khắc
phục những nghi ngờ thắc mắc, BTC đã có sáng kiến là những thành viên HĐGK có
tác phẩm sẽ ra khỏi phòng chấm khi tác phẩm của họ được xét đến. Và nữa, không
có quyền bỏ phiếu cho tác phẩm của chính mình.
Mười bảy nhạc phẩm xuất
sắc đã được chọn lựa và liên tục được phát trên làn sóng điện của Đài Tiếng nói
Việt Nam
để nhân dân thưởng thức cùng chọn lựa. Một thời gian sau, 5 ca khúc được chọn
để Quốc hội bầu chọn lấy một bài.
Quy mô, chu đáo, cẩn
trọng là thế, nhưng như mọi người đều biết, tính đến thời điểm này, 32 năm đã
qua đi mà tịnh chưa thấy có ca khúc nào trong 5 nhạc phẩm ấy được ấn hành lại
hay diễn tấu cả (!?). Cuộc thi sáng tác Quốc ca mới dần lui vào dĩ vãng cùng
quên lãng...
Rốt cuộc người ta lại giật mình nhớ đến Văn Cao. Và 11 năm
sau, năm 1992, Hiến pháp Việt Nam đã phê chuẩn “Quốc ca của nước Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.
...Nhạc sĩ tài danh Văn Cao đang ngồi đây. Ấy là tôi đương
nhớ lại, mùa thu năm 1991, trên căn gác phố Yết Kiêu, được ngồi lâu lâu với
nhạc sĩ Văn Cao bên ly rượu trắng để thực hiện loạt bài viết mà dư luận khi ấy
đương ì xèo Tiến Quân Ca có hai tác giả? trên tờ Tiền
Phong Chủ nhật khổ
nhỏ hồi đó.
Văn Cao tóc xõa, nhỏ thó, thanh mảnh buồn bã tay rượu run
run... Cơ thể ông như một búi những xoắn bện chẳng dễ gì giải mã... Ông đưa ra
một tờ báo ố vàng. Tờ Nhân Dân ngày 19/8/1981. Chỉ vào bài ở góc trang 2 bài
viết mà ông là tác giả Cảm xúc Quốc ca.
Ông bộc bạch bằng chất giọng nhỏ nhẻ... Thời điểm ấy, Cuộc
thi sáng tác Quốc ca mới đang hồi rầm rộ cao trào. Ông Trường Chinh, như ông
thuật lại trong bài báo, đã gặp ông khuyến khích Văn Cao tham dự cuộc thi này nhé...
Cũng trích bài báo, tôi bắt đầu lo lắng. Tôi
hiểu đó là chỉ thị của Đảng giống như chỉ thị tôi nhận được tháng 10 năm 1944
để làm bài “Tiến quân ca”.
Nhưng bây giờ tôi đã mất đi nhiều tuổi hai mươi,
càng nhớ lại cái tuổi 20 đã viết “Tiến quân ca” ấy...
Văn Cao đã khôn khéo gài những thông điệp thoái thác việc
tham gia viết và thi sáng tác Quốc ca mới bằng bài báo mà ông hơi bị khéo léo
với những dòng: Hy vọng vào một bài Quốc ca mới mang nhiệm vụ mới!
Tôi hy vọng tác giả của Quốc ca mới sẽ là đồng tác giả với nhà thơ. Có tác phẩm
âm nhạc nào không cần dựa đến nhà thơ? Nhớ lại năm 1955, nhà thơ Tố Hữu góp tôi
sửa lại câu kết của “Tiến quân ca” thành “nước non Việt Nam ta vững
bền...”.
Theo Tiền Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét