Cảm
nhận & suy nghĩ cá nhân khi đọc sắc lệnh:
Cảm nhận về hình thức sắc lệnh và quy tắc hành chính tự tuân
thủ khi mới giành chính quyền:
Dễ dàng thấy ,sắc lệnh dùng mẫu in sẵn từ Hà nôi,chứ không
phải ở thủ đô kháng chiến. in bằng tipo,và đề Hà nội,ngày20-1-1948.
Phần nội dung đánh máy .Rõ ràng và mạch lạc.Trên cùng đã có
Hà nội ngày…song trước khi có chữ kí của chủ tịch Hồ Chí Minh lại có Ngày 20 tháng
1 năm 1948 ,lần nữa.
Chủ tịch nước lúc đó ,cũng là người đứng đầu chính phủ.
Số của sắc lệnh là:110 SL.Như vậy đã có 110 SL của chủ tịch
nước.
Lịch sử cũng cần làm rõ:Nhân viên chính phủ nào đã đánh máy
và đóng dấu chủ tịch nước vào sắc lệnh này?Nếu chỉ là Bác Hồ tự thực hiện ,thì
ý nghĩa của sắc lệnh lại càng lớn lao,và cao quí.Việc đóng dấu chủ tịch nước là
trước chữ kí của Bác Hồ và theo nguyên tắc hành chính riêng.(Đề nghị xem kĩ
hình ảnh sắc lệnh).
Một điều thú vị nữa là tên nước:Trên cùng vẫn là Việt nam
dân chủ cộng hòa.Chủ tịch chính phủ vẫn vậy..Song ở dòng đầu tiên Chiểu theo
hiến pháp nước Dân chủ cộng hòa Việt nam..Điều này có thời điểm tranh
luận viết tên nước phải thế nào cho chuẩn ngữ pháp Việt .Ngay cả đến khi sửa
đổi hiến pháp vừa qua ,nhiều học giả khả kính cũng bàn về cách gọi tên này?Qua
sắc lệnh thế là rõ:Hai cách gọi đều là một.Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
hay Việt nam cộng hòa xã hội chủ nghĩa là một.
Cảm nhận
về Nội dung sắc lệnh:
Về tổng thể những căn cứ pháp lí của Sắc lệnh,không khác
nhiều với các nguyên tắc hành chính ở các văn bản pháp qui,nghị định hiện
nay.Song tôi rất tâm đắc và thỏa mãn với ngôn từ trong sắc lệnh sử dụng.Trước
tiên là từ “Thỏa hiệp”.Hay quá!Đành rằng ở thủ đô kháng chiến lúc đó:Hội đồng
chính phủ & Ban thường trực quốc hội là một khối ,là đồng lòng kháng
chiến?Song chủ tịch vẫn dùng từ thỏa hiệp?Hiệp thương ngày nay ta vẫn dùng mỗi
dịp bàu cử,còn thỏa hiệp thiết nghĩ phải có trường hợp phải dùng tới chứ?Tiếp
nữa là từ:nay thụ cấp Đại tướng.Thụ cấp tôi hiểu thu hưởng ngay cấp bậc
,mà hoàn toàn không như phong cấp từ thấp đến cao.Giống như phong vượt cấp bây
giờ,nhưng vượt mọi cấp bậc thì dài dòng quá,nên thụ cấp là chính xác tuyệt
vời.Ngày nay với quân đội thì không,nhưng với công an ,việc những vị là dan sự
được phong ngay đại tướng hay tướng thì nhà nước cũng nên dùng từ thụ cấp.Chuẩn
hơn.(Tiếng thế phải nhờ nhà văn Nguyễn Xuân Hưng giỏi nhất trong chúng ta về
Hán_Việt phân tích thì sẽ hay hơn).
Cứ coi như tôi vào bảo tàng đại tuong Võ Nguyên Giáp,xem và
ghi chép.Sau đó về nhà suy ngẫm mới có những cảm nhận này.Mong rằng các đồng
môn lượng thứ,và không cho tôi là cảm nhận theo kiểu “Thày đồ gàn”.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét