Sau một loạt bài ôn kỷ niệm xưa đã đăng. Có nhiều ý kiến khen chê từ phía các bạn nên tôi còn ngần ngại, chưa dám (và không dám) đăng tiếp. Cộng với khi đó, blog có vấn đề nên đã “ngại” lại càng “ngùng” hơn.
Nay tôi viết tiếp để cùng các bạn nhớ về những ngày xưa cũ ấy. Rất mong các bạn cảm thông!
Nay tôi viết tiếp để cùng các bạn nhớ về những ngày xưa cũ ấy. Rất mong các bạn cảm thông!
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật - Công nghệ nên, hàng năm thường đưa SV đi thực tập tại các cơ sở công nghiệp để làm quen với nền công nghiệp của nước nhà (đến bây giờ vẫn vậy). Tôi nhớ, ngay khi học và thi hết năm thứ nhất, sau một tuần lao động công ích là chúng tôi chuẩn bị đi thực tập.
Năm thứ nhất, sinh viên được đi thăm quan một số cơ sở sản xuất công nghiệp để bước đầu làm quen với nền “ Đại sản xuất - Công nghiệp Hóa học” do Bộ môn Công nghiệp hóa học thuộc Khoa Hóa KT hướng dẫn. Tôi nhớ khi đó, do số SV đông nên chúng tôi được chia làm 2 cánh quân: Cánh thứ nhất, gồm Tổ 1 và Tổ 4 hướng ra biển - Đi Hải Phòng ( Nói theo cách nói của sử cũ là theo Bố - Lạc Long Quân), Cánh thứ hai gồm Tổ 2 và Tổ 3 lên rừng - Đi Việt Trì (Theo sử cũ là theo Mẹ - Âu Cơ).
Thủa ấy, nhà trường có quy định: Sinh viên đi thực tập được mượn quần áo BHLĐ dùng chung của trường. Vì vậy, chúng tôi đăng ký và được mượn mỗi người một cái quần thụng, áo Bludong bằng vải thô để mặc (hình như trên nắp túi áo còn in chữ Thực tập Bách khoa thì phải). Tiền ăn và tem lương thực thì cắt chuyển theo để đến nơi thực tập báo cơm. Quần áo, quân tư trang, tiền tiêu vặt tự lo, phương tiện cá nhân tự túc (chủ yếu là xe đạp - khi đó hầu hết các bạn Hà Nội mang theo, chúng tôi không có nên đi ké).
Vì tôi thuộc cánh quân theo Bố nên chỉ kể có thể kể về vùng biển. Mong các bạn thông cảm.
Đầu giờ chiều, đúng hẹn, cả bọn chúng tôi có mặt ở ga Hàng Cỏ để lên tàu hỏa nhằm hướng Đông ra biển. Vì là đi tập thể nên chúng tôi được nhà ga xếp vào cùng một toa. Mang tiếng là tàu chở khách nhưng khi đó, mỗi toa chỉ bố trí có hai hàng ghế dọc theo tàu thôi. Được đi thực tập - đi dã ngoại đối với chúng tôi là vui, là háo hức lắm rồi. Như chim xổ lồng, tung cánh. Ngồi trên sàn tàu cũng được, đứng cũng chẳng sao, chúng tôi đâu có đòi hỏi, nề hà gì?.
Tàu đi qua Cầu Long Biên, cây cầu lịch sử đã đứng vững trong mưa bom, bão đạn mà hãnh diện, mà tự hào. Nhìn xuống sông Hồng khi đó, nước chảy cuồn cuộn, đỏ phù sa, đất đai trù phú. Cây cối xanh tốt, trải dọc bờ sông xa tít mà cảm thấy đất nước ta, cuộc đời ta đẹp tươi vô cùng…
Qua cầu chui, tàu đi dọc đường 5. Khi đó, dân cư còn thưa thớt. Nhà dân khi đó chưa “ tràn” ra , chưa “ bám trụ” chưa “cố thủ” mặt đường, chưa có mái đua, mái vung, mái vẩy như bây giờ. Nhà dân dọc theo đường 5 và đường sắt khi đó chủ yếu là nhà tranh, vách đất. Thi thoảng mới có vài nhà kiểu hiên tây, lợp ngói hoặc lợp giấy dầu. Rất ít nhà mái bằng hoặc 2 tầng?
Tôi nhớ, tại địa phận Tỉnh Hải Hưng, tàu vượt qua cây cầu Phú Lương bắc ngang sông Thái Bình, qua cây cầu Lai Khê lịch sử, mấy thằng chúng tôi nhìn về xóm Lai Vu mà nhớ về cô du kích bị rắn quấn vào chân vẫn bắn máy bay trong thơ Tố Hữu?. Khi tàu sang đất Hải Phòng. Cảnh vật nơi đây đã khởi sắc hơn. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn còn hoang sơ lắm. Tôi nhớ, khi tàu đến khu vực ga Thượng Lý, nhìn về phía đông, thấy ống khói Nhà máy xi măng Hải Phòng nhả khói mù mịt lên trời xanh mà cảm thấy tự hào về nền công nghiệp hóa học Việt Nam khi đó. Thật đúng là: “ Điếc không sợ súng” . Không ngờ hai mươi năm sau, tư duy lại thay đổi. Niềm tự hào của chúng tôi về một nền công nghiệp hiện đại khi đó lại bị cả xã hội lên án vì hành vi tàn phá môi trường ???
Khi đến Thành phố Hoa phượng đỏ, từ ga Hải Phòng, tôi nhớ đoàn chúng tôi đi một đoạn rồi rẽ trái, đi dọc theo sông Lấp. Đội tiền trạm đã liên hệ nghỉ tại nhà nghỉ Lục Hải Thông (Đây là nhà trọ của ông chủ người Hoa đã vào Công tư hợp doanh với nhà nước - Trước đó đã có bạn nào nhắc tới ). Chúng tôi nghỉ trên tầng 2. Đó là một khu nhà kiểu cũ: Mái ngói, trần cót ép, sàn nhà lát bằng gỗ. Tóm lại, nhà nghỉ này là nhà nghỉ của người Hoa, đồ dùng, trang bị khi đó còn đơn sơ lắm. Ngay tầng dưới có Cửa hàng ăn uống của Mậu dịch quốc doanh. Tại cửa hàng này, cứ tầm 2 giờ sáng, các chi lao công sau khi quét dọn dọn vệ sinh đường phố xong, lại tụ tập về ăn bồi dưỡng ca 3, nói cười, trò chuyện ầm ĩ làm chúng tôi nhiều thằng mất ngủ do chưa quen.
Ấn tượng đầu tiên về thành phố Hoa phượng đỏ khi đó là màu áo xanh công nhân. Giờ tan ca, đường phố hầu như toàn màu xanh của người lao động với quần áo BHLĐ. Lúc đó, trong tôi đã mường tượng, đã tưởng tượng, đã ước mơ tới bức tranh Đại công nghiệp - Cơ khí hóa của đất nước… Đúng là tuổi mộng mơ???
Ấn tượng thứ hai về thành phố Hoa phượng đỏ là nạn móc túi (lúc đó gọi là lính mổ). Tôi nhớ vào tầm sẩm tối, một số thằng chúng tôi đứng trước quầy kem. Lúc đó Nam tút lại xung phong xếp hàng mua kem cho cả bọn ( Trong số người chen vào mua kem hầu hết mặc áo xanh công nhân nên bị mất cảnh giác - Cứ tưởng họ là vô sản cách mạng?). Khi đó Nam tút lại đang giữ tiêu chuẩn của nhóm ( Hình như là tem gạo- Lâu quá quên rồi ). Mua được kem ra thì phát hiện ví đã bị mất. Cả bọn hoảng hồn?. Tôi cũng không nhớ khi đó có những ai? Và cũng không nhớ đã giải quyết sự cố đó như thế nào?. Đó là một ký ức buồn trong tôi mà không thể nào quên. Đến tận bây giờ, khi viết lại, lòng tôi vẫn còn rất buồn???
Ấn tượng tiếp theo là về những Hoa kiều. Họ sống tập trung tại từng phố, hầu hết các nhà đều kinh doanh, trước cửa nhà có biển hiệu cả chữ Việt và chữ Hoa. Ngôn ngữ thì dùng cả 2 thứ tiếng, y phục theo phong cách Hoa. Nói chung họ là những người lao động cần cù, chịu khó. Cũng tại đây, một số thằng chúng tôi được biết đến các “đặc sản” mà chỉ người Hoa mới có: Tả phớ; Vằn thắn; Sủi cảo; Bát bả trà v.v.
(…)
Đợt thực tập này, đầu tiên chúng tôi đến Nhà máy Xi măng Hải Phòng. Nhà máy nằm dọc theo bờ sông, ngay dưới chân cầu Thượng Lý. Tôi nhớ không nhầm thì khi đó, sản lượng sản xuất còn thấp lắm. Khẩu hiệu phấn đấu đạt 300.000 tấn được vẽ ngay tại cổng chào vào Nhà máy?
Đón chúng tôi là lãnh đạo Nhà máy và các cán bộ Phòng kỹ thuật. Tôi nhớ khi đó có một Kỹ sư được giới thiệu với Đoàn là cũng học Hóa Bách Khoa, hình như K11 thì phải. Tại đây, chúng tôi được giới thiệu về nhà máy, về các phân xưởng, về đội ngũ công nhân, về nguyên liệu sản xuất xi măng và nơi cung cấp nguyên liệu. Ngoài ra, chúng tôi còn được giới thiệu về an toàn lao động, về việc đi lại, gặp gỡ, tiếp xúc với người lao động và tìm hiểu dây chuyền sản xuất xi măng lò quay ra sao vân vân và vân vân.
Khi trực tiếp xuống nơi sản xuất. chúng tôi thấy máy móc, kỹ thuật sản xuất còn thô sơ, lạc hậu lắm. Lò quay nung XM có từ những năm Pháp chiếm Đà Nẵng (1858). Tuy nhiên, qua lời kể của các công nhân bậc cao vận hành lò. Chúng tôi vẫn cảm thấy nó hiện đại, nó tiên tiên lắm. Những người công nhân vận hành quá giỏi, kiến thức quá uyên thâm (lúc đó chúng tôi nào đã biết gì đâu?). Ví như: Để kiểm tra nhiệt độ của vỏ lò nung, người ta sử dụng cái chổi lúa tì vào vỏ lò quay. Sau đó, căn cứ vào mức độ “cháy” của chổi để xác định nhiệt độ?. Để kiểm tra nhiệt độ của buồng đốt, người ta mở cửa kính bảo vệ nhìn trực tiếp và ngọn lửa cháy và phán. Hỡi ôi, than đá nghiền nhỏ, phun cùng không khí vào lò thì kiểu gì mà chẳng được 1350 -:-1450 độC (Phần trước đã có bạn nào kể sơ qua về những công nhân này rồi- Tôi đoán là Quốc Trung). Sau này, chỉ cần học xong môn Công nghiệp Hóa học, môn Hóa công và một số môn khác là chúng tôi đã hiểu: Đúng là tin người quá lắm?
Trong thời gian tìm hiểu công nghệ tại Nhà máy XM, chúng tôi được giới thiệu hệ thống lọc bụi của Nhà máy. Đó là hệ thống lọc bụi điện và lọc bụi kiểu trọng lực - vận tốc dạng “tay áo”. Tuy nhiên, ngay từ ngày ấy, khi sản lượng sản xuất chưa cao mà tại phân xưởng nghiền và đóng bao, bụi xi măng đã đọng tại các góc chết dầy cỡ 10 cm, có chỗ còn lớn hơn. Khi tìm hiểu ở khu vực này, bọn chúng tôi thỉnh thoảng đưa ngón tay út lên ngoáy mũi, thấy đen đặc bụi xi măng?(nói ít thôi không mất vệ sinh chết).
Gần kết thúc đợt thực tập, tôi và mấy bạn nữa kéo nhau đến khu vực nghiền than ( Khu duy nhất bọn tôi chưa đến ). Bụi ơi là bụi; Đen ơi là đen. Hôm đó, tôi nhớ có mấy công nhân phải sửa chữa máy nghiền than hoặc gì đó (cũng là máy nghiền bi dạng nằm ngang). Sau khi xong việc, người nào người ấy đen xì khắp người, đến mặt, mũi, đầu, tóc, chân tay , cái gì cũng đen cả. Duy chỉ có đôi mắt chớp, đôi môi và miệng há ra mới có màu của sự sống. Không biết có bạn nào còn nhớ???
Sau khi xem xét kỹ, phải nói là tỉ mỉ Nhà máy XMHP, chúng tôi được chuyển qua tham quan Nhà máy Sắt tráng men- Nhôm Hải phòng và Nhà máy Thủy tinh Hải phòng. Hai nhà máy này hình như ở Cầu tre- Vạn mỹ và cũng gần nhau. Đây là các nhà máy sản xuất đồ gia dụng nên tương đối sạch sẽ. Tại thời điểm đó, ở nhà máy STM-N chủ yếu tráng men bằng thủ công. Chỉ có dập mâm nhôm bằng máy. Nhìn chung không có gì đặc biệt.
Riêng nhà máy Thủy tinh Hải phòng khi đó dùng cát trắng Vân Hải để nấu. Tôi nhớ CBKT nhà máy có nói: Cát Vân Hải trắng mà rất sạch. Dùng khăn tay gói lại cũng không bẩn khăn?. Tại đây, có một máy thổi chai 0,65l tự động. Khi tham quan thấy rất hoành tráng. Thủy tinh từ lò nấu được đùn qua một lỗ tròn đường kính cỡ 4 cm. Khi đủ khối lượng, thủy tinh liền được một lưỡi cắt rất nhanh, sau đó được rơi đúng vào khuôn. Qua một vài nhịp máy chạy gián đoạn. Chai thủy tinh hình thành và được gắp ra băng tải. Khoảng cuối băng tải, khi chai thủy tinh nguội được nhặt và xếp vào sọt.
Phải thú thật: Tôi kể những ra điều trên đây quả là bạo gan, dám “Đánh trống qua cửa nhà sấm”. Nếu có gì chưa đúng, mong các bạn Kh.Hùng; L.Thái (XMHP)và X.Hưng(TTHP) bỏ qua cho hoặc đính chính giùm. Xin cảm ơn nhiều?
Năm thứ nhất, sinh viên được đi thăm quan một số cơ sở sản xuất công nghiệp để bước đầu làm quen với nền “ Đại sản xuất - Công nghiệp Hóa học” do Bộ môn Công nghiệp hóa học thuộc Khoa Hóa KT hướng dẫn. Tôi nhớ khi đó, do số SV đông nên chúng tôi được chia làm 2 cánh quân: Cánh thứ nhất, gồm Tổ 1 và Tổ 4 hướng ra biển - Đi Hải Phòng ( Nói theo cách nói của sử cũ là theo Bố - Lạc Long Quân), Cánh thứ hai gồm Tổ 2 và Tổ 3 lên rừng - Đi Việt Trì (Theo sử cũ là theo Mẹ - Âu Cơ).
Thủa ấy, nhà trường có quy định: Sinh viên đi thực tập được mượn quần áo BHLĐ dùng chung của trường. Vì vậy, chúng tôi đăng ký và được mượn mỗi người một cái quần thụng, áo Bludong bằng vải thô để mặc (hình như trên nắp túi áo còn in chữ Thực tập Bách khoa thì phải). Tiền ăn và tem lương thực thì cắt chuyển theo để đến nơi thực tập báo cơm. Quần áo, quân tư trang, tiền tiêu vặt tự lo, phương tiện cá nhân tự túc (chủ yếu là xe đạp - khi đó hầu hết các bạn Hà Nội mang theo, chúng tôi không có nên đi ké).
Vì tôi thuộc cánh quân theo Bố nên chỉ kể có thể kể về vùng biển. Mong các bạn thông cảm.
Đầu giờ chiều, đúng hẹn, cả bọn chúng tôi có mặt ở ga Hàng Cỏ để lên tàu hỏa nhằm hướng Đông ra biển. Vì là đi tập thể nên chúng tôi được nhà ga xếp vào cùng một toa. Mang tiếng là tàu chở khách nhưng khi đó, mỗi toa chỉ bố trí có hai hàng ghế dọc theo tàu thôi. Được đi thực tập - đi dã ngoại đối với chúng tôi là vui, là háo hức lắm rồi. Như chim xổ lồng, tung cánh. Ngồi trên sàn tàu cũng được, đứng cũng chẳng sao, chúng tôi đâu có đòi hỏi, nề hà gì?.
Tàu đi qua Cầu Long Biên, cây cầu lịch sử đã đứng vững trong mưa bom, bão đạn mà hãnh diện, mà tự hào. Nhìn xuống sông Hồng khi đó, nước chảy cuồn cuộn, đỏ phù sa, đất đai trù phú. Cây cối xanh tốt, trải dọc bờ sông xa tít mà cảm thấy đất nước ta, cuộc đời ta đẹp tươi vô cùng…
Qua cầu chui, tàu đi dọc đường 5. Khi đó, dân cư còn thưa thớt. Nhà dân khi đó chưa “ tràn” ra , chưa “ bám trụ” chưa “cố thủ” mặt đường, chưa có mái đua, mái vung, mái vẩy như bây giờ. Nhà dân dọc theo đường 5 và đường sắt khi đó chủ yếu là nhà tranh, vách đất. Thi thoảng mới có vài nhà kiểu hiên tây, lợp ngói hoặc lợp giấy dầu. Rất ít nhà mái bằng hoặc 2 tầng?
Tôi nhớ, tại địa phận Tỉnh Hải Hưng, tàu vượt qua cây cầu Phú Lương bắc ngang sông Thái Bình, qua cây cầu Lai Khê lịch sử, mấy thằng chúng tôi nhìn về xóm Lai Vu mà nhớ về cô du kích bị rắn quấn vào chân vẫn bắn máy bay trong thơ Tố Hữu?. Khi tàu sang đất Hải Phòng. Cảnh vật nơi đây đã khởi sắc hơn. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn còn hoang sơ lắm. Tôi nhớ, khi tàu đến khu vực ga Thượng Lý, nhìn về phía đông, thấy ống khói Nhà máy xi măng Hải Phòng nhả khói mù mịt lên trời xanh mà cảm thấy tự hào về nền công nghiệp hóa học Việt Nam khi đó. Thật đúng là: “ Điếc không sợ súng” . Không ngờ hai mươi năm sau, tư duy lại thay đổi. Niềm tự hào của chúng tôi về một nền công nghiệp hiện đại khi đó lại bị cả xã hội lên án vì hành vi tàn phá môi trường ???
Khi đến Thành phố Hoa phượng đỏ, từ ga Hải Phòng, tôi nhớ đoàn chúng tôi đi một đoạn rồi rẽ trái, đi dọc theo sông Lấp. Đội tiền trạm đã liên hệ nghỉ tại nhà nghỉ Lục Hải Thông (Đây là nhà trọ của ông chủ người Hoa đã vào Công tư hợp doanh với nhà nước - Trước đó đã có bạn nào nhắc tới ). Chúng tôi nghỉ trên tầng 2. Đó là một khu nhà kiểu cũ: Mái ngói, trần cót ép, sàn nhà lát bằng gỗ. Tóm lại, nhà nghỉ này là nhà nghỉ của người Hoa, đồ dùng, trang bị khi đó còn đơn sơ lắm. Ngay tầng dưới có Cửa hàng ăn uống của Mậu dịch quốc doanh. Tại cửa hàng này, cứ tầm 2 giờ sáng, các chi lao công sau khi quét dọn dọn vệ sinh đường phố xong, lại tụ tập về ăn bồi dưỡng ca 3, nói cười, trò chuyện ầm ĩ làm chúng tôi nhiều thằng mất ngủ do chưa quen.
Ấn tượng đầu tiên về thành phố Hoa phượng đỏ khi đó là màu áo xanh công nhân. Giờ tan ca, đường phố hầu như toàn màu xanh của người lao động với quần áo BHLĐ. Lúc đó, trong tôi đã mường tượng, đã tưởng tượng, đã ước mơ tới bức tranh Đại công nghiệp - Cơ khí hóa của đất nước… Đúng là tuổi mộng mơ???
Ấn tượng thứ hai về thành phố Hoa phượng đỏ là nạn móc túi (lúc đó gọi là lính mổ). Tôi nhớ vào tầm sẩm tối, một số thằng chúng tôi đứng trước quầy kem. Lúc đó Nam tút lại xung phong xếp hàng mua kem cho cả bọn ( Trong số người chen vào mua kem hầu hết mặc áo xanh công nhân nên bị mất cảnh giác - Cứ tưởng họ là vô sản cách mạng?). Khi đó Nam tút lại đang giữ tiêu chuẩn của nhóm ( Hình như là tem gạo- Lâu quá quên rồi ). Mua được kem ra thì phát hiện ví đã bị mất. Cả bọn hoảng hồn?. Tôi cũng không nhớ khi đó có những ai? Và cũng không nhớ đã giải quyết sự cố đó như thế nào?. Đó là một ký ức buồn trong tôi mà không thể nào quên. Đến tận bây giờ, khi viết lại, lòng tôi vẫn còn rất buồn???
Ấn tượng tiếp theo là về những Hoa kiều. Họ sống tập trung tại từng phố, hầu hết các nhà đều kinh doanh, trước cửa nhà có biển hiệu cả chữ Việt và chữ Hoa. Ngôn ngữ thì dùng cả 2 thứ tiếng, y phục theo phong cách Hoa. Nói chung họ là những người lao động cần cù, chịu khó. Cũng tại đây, một số thằng chúng tôi được biết đến các “đặc sản” mà chỉ người Hoa mới có: Tả phớ; Vằn thắn; Sủi cảo; Bát bả trà v.v.
(…)
Đợt thực tập này, đầu tiên chúng tôi đến Nhà máy Xi măng Hải Phòng. Nhà máy nằm dọc theo bờ sông, ngay dưới chân cầu Thượng Lý. Tôi nhớ không nhầm thì khi đó, sản lượng sản xuất còn thấp lắm. Khẩu hiệu phấn đấu đạt 300.000 tấn được vẽ ngay tại cổng chào vào Nhà máy?
Đón chúng tôi là lãnh đạo Nhà máy và các cán bộ Phòng kỹ thuật. Tôi nhớ khi đó có một Kỹ sư được giới thiệu với Đoàn là cũng học Hóa Bách Khoa, hình như K11 thì phải. Tại đây, chúng tôi được giới thiệu về nhà máy, về các phân xưởng, về đội ngũ công nhân, về nguyên liệu sản xuất xi măng và nơi cung cấp nguyên liệu. Ngoài ra, chúng tôi còn được giới thiệu về an toàn lao động, về việc đi lại, gặp gỡ, tiếp xúc với người lao động và tìm hiểu dây chuyền sản xuất xi măng lò quay ra sao vân vân và vân vân.
Khi trực tiếp xuống nơi sản xuất. chúng tôi thấy máy móc, kỹ thuật sản xuất còn thô sơ, lạc hậu lắm. Lò quay nung XM có từ những năm Pháp chiếm Đà Nẵng (1858). Tuy nhiên, qua lời kể của các công nhân bậc cao vận hành lò. Chúng tôi vẫn cảm thấy nó hiện đại, nó tiên tiên lắm. Những người công nhân vận hành quá giỏi, kiến thức quá uyên thâm (lúc đó chúng tôi nào đã biết gì đâu?). Ví như: Để kiểm tra nhiệt độ của vỏ lò nung, người ta sử dụng cái chổi lúa tì vào vỏ lò quay. Sau đó, căn cứ vào mức độ “cháy” của chổi để xác định nhiệt độ?. Để kiểm tra nhiệt độ của buồng đốt, người ta mở cửa kính bảo vệ nhìn trực tiếp và ngọn lửa cháy và phán. Hỡi ôi, than đá nghiền nhỏ, phun cùng không khí vào lò thì kiểu gì mà chẳng được 1350 -:-1450 độC (Phần trước đã có bạn nào kể sơ qua về những công nhân này rồi- Tôi đoán là Quốc Trung). Sau này, chỉ cần học xong môn Công nghiệp Hóa học, môn Hóa công và một số môn khác là chúng tôi đã hiểu: Đúng là tin người quá lắm?
Trong thời gian tìm hiểu công nghệ tại Nhà máy XM, chúng tôi được giới thiệu hệ thống lọc bụi của Nhà máy. Đó là hệ thống lọc bụi điện và lọc bụi kiểu trọng lực - vận tốc dạng “tay áo”. Tuy nhiên, ngay từ ngày ấy, khi sản lượng sản xuất chưa cao mà tại phân xưởng nghiền và đóng bao, bụi xi măng đã đọng tại các góc chết dầy cỡ 10 cm, có chỗ còn lớn hơn. Khi tìm hiểu ở khu vực này, bọn chúng tôi thỉnh thoảng đưa ngón tay út lên ngoáy mũi, thấy đen đặc bụi xi măng?(nói ít thôi không mất vệ sinh chết).
Gần kết thúc đợt thực tập, tôi và mấy bạn nữa kéo nhau đến khu vực nghiền than ( Khu duy nhất bọn tôi chưa đến ). Bụi ơi là bụi; Đen ơi là đen. Hôm đó, tôi nhớ có mấy công nhân phải sửa chữa máy nghiền than hoặc gì đó (cũng là máy nghiền bi dạng nằm ngang). Sau khi xong việc, người nào người ấy đen xì khắp người, đến mặt, mũi, đầu, tóc, chân tay , cái gì cũng đen cả. Duy chỉ có đôi mắt chớp, đôi môi và miệng há ra mới có màu của sự sống. Không biết có bạn nào còn nhớ???
Sau khi xem xét kỹ, phải nói là tỉ mỉ Nhà máy XMHP, chúng tôi được chuyển qua tham quan Nhà máy Sắt tráng men- Nhôm Hải phòng và Nhà máy Thủy tinh Hải phòng. Hai nhà máy này hình như ở Cầu tre- Vạn mỹ và cũng gần nhau. Đây là các nhà máy sản xuất đồ gia dụng nên tương đối sạch sẽ. Tại thời điểm đó, ở nhà máy STM-N chủ yếu tráng men bằng thủ công. Chỉ có dập mâm nhôm bằng máy. Nhìn chung không có gì đặc biệt.
Riêng nhà máy Thủy tinh Hải phòng khi đó dùng cát trắng Vân Hải để nấu. Tôi nhớ CBKT nhà máy có nói: Cát Vân Hải trắng mà rất sạch. Dùng khăn tay gói lại cũng không bẩn khăn?. Tại đây, có một máy thổi chai 0,65l tự động. Khi tham quan thấy rất hoành tráng. Thủy tinh từ lò nấu được đùn qua một lỗ tròn đường kính cỡ 4 cm. Khi đủ khối lượng, thủy tinh liền được một lưỡi cắt rất nhanh, sau đó được rơi đúng vào khuôn. Qua một vài nhịp máy chạy gián đoạn. Chai thủy tinh hình thành và được gắp ra băng tải. Khoảng cuối băng tải, khi chai thủy tinh nguội được nhặt và xếp vào sọt.
Phải thú thật: Tôi kể những ra điều trên đây quả là bạo gan, dám “Đánh trống qua cửa nhà sấm”. Nếu có gì chưa đúng, mong các bạn Kh.Hùng; L.Thái (XMHP)và X.Hưng(TTHP) bỏ qua cho hoặc đính chính giùm. Xin cảm ơn nhiều?
Ồ, ông đồng chí nào viết cái bài này vui quá. Phải nói là trí nhớ của đ/c rất tốt. Nhóm đi lên rừng của chúng tôi đã có đ/c viết, nhưng hình như tác giả bài này hơi nhầm. Trong khi các đ/c xuống biển thưởng thức các món Tàu, thì chúng tôi chỉ có đi quanh Hà Nội, xem nhà máy Rượu mà thôi. Năm sau, lớp Vô cơ và Hoá công mới đi Lâm Thao, còn lớp Silicat đi Hải phòng, lớp nào đó nữa đi Vạn Điểm... Mong các đ/c viết tiếp về những chuyện này.
Trả lờiXóaTác giả nói về Nm Thuỷ tinh đúng rồi. Máy thổi chai tự động đó là công nghệ CHDC Đức từ những năm 1950, công suất 20 tấn thuỷ tinh/ngày. Lò và máy cũng thô kệch, đặc biệt khâu bảo hộ lao động thì mọi rợ lắm, chỉ có khẩu trang, bụi bay mù mịt, tôi bị phổi cũng vì thời gian làm thuỷ tinh, sau này tôi có mấy năm làm phó quản dốc PX thuỷ tinh, khi đó có 250 công nhân. (NXH viết)
Trả lờiXóaĐính chính
Trả lờiXóaTrước hết xin cảm ơn các bạn đã cho ý kiến bổ sung và đính chính các sai sót trong bài viết của tôi.
Thực ra, việc giao cho Mẹ Âu Cơ dẫn các con lên rừng là theo đúng chỉ đạo. Tuy nhiên, có thể do Mẹ bị ốm nên tạm hoãn. Hoặc cũng có thể do sợ các con còn nhỏ, dể bị viêm phổi khi hít hóa chất Việt trì nên Mẹ đã cho các con đi uống rượu để mạnh gân cốt trước khi lên rừng???. Rất cảm ơn Mẹ Âu Cơ.