Đọc đoạn văn sau đây, làm bài theo yêu cầu.
Có một người xây dựng cơ
nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có. Ông đối xử
hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện.
Một hôm, ông tìm hiểu ba gia
đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông cho hoàn
cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ.
Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón lấy sự giúp đỡ của ông.
Một gia đình thì vừa do dự vừa tiếp nhận, nhưng hứa là nhất định sẽ hoàn trả lại.
Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí, nên đã từ chối.
Yêu cầu bài làm:
(1) Tự chọn góc độ, tự xác định lập ý, tự đặt tiêu đề, không giới hạn về thể loại văn.
(2) Bài làm phải trên 800 chữ.
(3) Không được rập khuôn, không được sao chép
Bài làm:
Sự tôn nghiêm thiêng liêng
Nhà báo nổi tiếng Ai cập Heikal
nói: Tôn nghiêm của con người còn có giá trị hơn cả tiền bạc,
địa vị, quyền lực, thậm chí hơn cả sinh mệnh. Trên Bến xe Trung
tâm New York Mỹ, khi mọi người bỏ tiền cho người lang thang hoặc
nghệ sĩ lang thang, nhất định phải đối sử bình đẳng với họ.
Ảnh minh họa |
Khi họ biểu diễn, bên cạnh có
đặt chiếc đĩa màu vàng hoặc chiếc mũ để nhận tiền của mọi
người cho, nếu như bạn không thưởng thức biểu diễn của họ mà
bỏ tiền vào đó thì sẽ họ từ chối, nếu bạn sau khi đã thưởng
thức rồi mà không vỗ tay hoặc không có sự đánh giá gì, thì
họ cũng không nhận tiền bạn cho. Bởi vì họ cho rằng: "Sự bố
thí của bạn, sự tôn nghiêm của tôi, chúng ta đều bình đẳng
cả".
Cho nên con người sống trên đời này, cần phải đội trời đạp đất, phải ngẩng đầu ưỡn ngực, phải có tôn nghiêm.
Tôn nghiêm, là bộ mặt của con
người, là thứ để được người khác chấp nhận. Đây không phải là
sĩ diện, không phải là thứ lấy ra để khoe khoang.
Tôn nghiêm, là đạo đức và khí
tiết, là một loại giá trị quan, là loại tinh thần tự lập tự
cường; là thứ cảm nhận tốt đẹp được người khác tôn trọng và
tin yêu đến từ lòng tự trọng tự yêu thương của chính bản thân
mình.
Tôn nghiêm là thiêng liêng bất khả
xâm phạm, không thể bôi nhọ, chúng ta cần phải bảo vệ tôn
nghiêm. Một con người nếu như mà ngay cả tôn nghiêm cũng không
còn nữa, thì sự sống của họ tất sẽ rất ảm đạm, thậm chí
không giá trị gì, con người đều phải mang theo lòng tôn nghiêm
để mà sống.
Có tôn nghiêm rồi, bạn mới có
thể coi trọng bản thân mình, từ đó mà có yêu cầu nghiêm khắc
và tiêu chuẩn cao cho bản thân mình, không vượt qua phạm trù quy
định; có tôn nghiêm rồi, người khác mới kính trọng bạn, những
việc bạn làm mới có ý nghĩa.
Một con người, một dân tộc, làm
thế nào mới có được tôn nghiêm, không thể chỉ dựa dẫm vào
người khác, mà chỉ có thể dựa vào bản thân. Phải dựa vào tu
dưỡng bản thân mình, dựa vào tinh thần "giàu sang mà không
phóng đãng, nghèo hèn mà không rời đổi, uy lực không khuất
phục được" toát ra từ trong xương cốt.
Tự kính trọng mình thì được
người khác kính trọng, tự hạ thấp mình thì sẽ bị người khác
khinh miệt, đây là lý lẽ cơ bản nhất. Sống một cách có tôn
nghiêm thì mới có ý nghĩa, quyết không buông bỏ tôn nghiêm làm
người; sự sống bé nhỏ trở nên cao quý là vì chúng có tôn
nghiêm.
Trước cái đúng và cái sai, biết
bao các chí sĩ và dân thường yêu nước coi tôn nghiêm là tính
mạng, họ thà làm ngọc vỡ không làm ngói lành, trong dòng lịch
sử dài đằng đẵng, đã để lại biết bao tấm gương sáng ngời.
Đào Uyên Minh, nhà thơ, nhà văn nổi
tiếng cuối đời Đông Tấn đầu đời Nam Tống quyết không chịu cúi
đầu trước năm đấu gạo, ông Tô Vũ, vị đại thần đời Tây Hán thà
bị đày đi chăn cừu ngoài cửa ải xa xôi chứ không chịu đầu
hàng, ông Văn Thiên Tường, đại thần, nhà chính trị, nhà văn anh
hùng yêu nước đời Nam Tống từng nói câu:
"Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh"
(Con người xưa nay ai mà không chết. Chỉ làm sao lưu lại lòng son với sử xanh).
Nhà văn nổi tiếng Chu Tự Thanh
thà chết đói cũng không chịu nhận lương thực cứu tế của Mỹ
lúc bấy giờ. Họ có đức tính ngay thẳng chính trực, họ sống
một cách tôn nghiêm, thà đứng thẳng mà chết chứ quyết không
quỳ mà sống. Cho dù buộc phải mất đi tính mạng, cũng phải
bảo vệ tôn nghiêm.
Thế nhưng, cũng có nhiều người,
vì sinh tồn, vì đuổi danh trục lợi, vì leo lên địa vị cao, ...
mà đã bán rẻ tôn nghiêm. Trong đời sống hiện thực, có người
thà quỳ xuống để yên thấm sự việc, có người đã chạm tới đáy
vực của đạo đức vì tiền của, thậm chí có người đã bán rẻ
nhân cách của mình,... tôn nghiêm, xem chừng đã xa dần với chúng
ta.
Khúm núm quỵ lụy, a dua nịnh
hót, vứt bỏ tôn nghiêm, mất cả nhân cách, cho dù có vinh hoa
phú quý hưởng thụ không xuể đi nữa, thì cũng không thể nào có
được niềm vui thật sự, và chỉ có thể không đáng để mọi
người nhắc đến.
Những quan chức tham nhũng như Văn
Cường, Hứa Mai Vĩnh, Tăng Cẩm Xuân chỉ vì lợi ích của bản thân
mà bán rẻ nhân cách, bán rẻ tôn nghiêm, họ đã hoàn toàn quên
mất chuẩn tắc cơ bản của làm người.
Những loại người như Lý Hạo, chỉ
vì dục vọng ích kỷ của mình, đã giam hãm, cướp đoạt tự do
và tính mạng của người khác không tiếc tay, hoàn toàn mất đi
tính tối thiểu nhất của con người, hắn xấu xa bỉ ổi đến tột
độ.
Tôn nghiêm, không phải ai cũng có
thể giữ gìn cho được, muôn vật trên đời này đều có tôn nghiêm.
Tôn nghiêm không có khoảng cách giàu nghèo, không có cao thấp
sang hèn, tôn nghiêm là sự bình đẳng. Trên có vĩ nhân, dưới có
thường dân, ai nấy cũng đều có tôn nghiêm.
Tôn nghiêm, thiêng liêng bất khả xâm phạm.
Lời bình: Tầng thứ luận
chứng của bài văn rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Mở đầu đã dùng
một câu danh ngôn và lấy ví dụ của một sự việc dẫn vào chủ
đề về tôn nghiêm, rồi trình bày và phân tích "tôn nghiêm là
gì";
Tiếp theo đã trọng tâm luận
chứng "con người vì sao phải có tôn nghiêm" từ hai mặt chính
diện và phản diện, vừa có nhân vật điển hình của các chí sĩ
chính trực cổ đại, lại có kẻ điển hình phản diện trong xã
hội ngày nay, bài văn đã sử dụng câu và đoạn của "tài liệu
phần hai" một cách khéo léo, đã làm tăng thêm sức mạnh luận
chứng.
Sử dụng các dẫn chứng vừa điển hình vừa mới mẻ, tài liệu rất phong phú, luận chứng rất đầy đủ.
Tôi tán thành không giới hạn quan điểm của bài luận.Với chủ đề này,thường người ta nghĩ đến tự trọng của mỗi cá thể?Song “Tôn nghiêm” rõ ràng là mới lạ và chinh phục hơn rất nhiều?Tôi nghĩ:ngay cả những nhà văn,xã hội học của Việt nam và Trung quốc cũng không thể có những luận văn này?Gần đây người ta lại nhầm lẫn quá khứ và lịch sử,nên tranh luận không thể có hồi kết?(Xem Giai điệu tự hào số 3-Thấy rõ là các ông ,bà nào cũng đều đúng và đều sai cả!).Năm nay thi TN và ĐH người ta nói sẽ có nhiều dạng bài thi tích hợp?Nếu là đề mở của môn văn,sao không đưa ý tưởng phân biệt quá khứ và lịch sử?Tôi nghĩ là việc chán học sử ,không thích thi môn sử khó xảy ra ,và không còn gì để đánh giá?gần 100 năm trước :Nam Cao(A.Hoàng-Đôi mắt) bột reo:Tiên sư thằng Tào Tháo!Tán thưởng cái truyện Tam quốc ,xem xong bài luận tôi lại không tìm được câu nào để “hí” lên như tiền nhân?
Trả lờiXóa