NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY ĐẦU NHẬP TRƯỜNG
(Tiếp theo)
NHỮNG SỰ KIỆN, NHÂN VẬT
Phải thú thực với các bạn. Tôi là một
thằng ở nội trú, những sự việc, những sự kiện cứ “ thời gian lặng lẽ trôi” .
Tuy nhiên, có một số sự kiện có dấu ấn không nhỏ trong chúng tôi ( hoặc chí ít cũng là trong tôi- không dám
nói về số nhiều ). Mặc dù, tôi kể nó không được “ hay ho” cho lắm. Mong các
bạn cảm thông và sẻ chia:
1.
Về văn nghệ: Tôi nhớ, các buổi khi học chính trị thường là vào dịp
hè. Mà giờ học buổi chiều lại sớm (
khoảng 12h30). Khi đó, cả khu KTX đang im ắng, bỗng nhiên, chiếc loa công
cộng ở cột điện khu nhà bơm nước - Nhà B7 lại “ Âm vang” “dữ dội” bản nhạc “
Chiều trên buôn”. Mệt mỏi, buồn ngủ, ngáp, ồn ào, ầm ĩ … cả một vùng. Thế mà,
bọn tôi, hầu hết đều tự giác dậy để đi học. Nghiêm chỉnh lắm?. Quả đúng như bạn
nào tâm sự. Mãi về sau này, cứ nghe lại khúc nhạc này, tôi lại nhớ về ngày xưa.
Nếu có thể được, ngoài bản nhạc “ truyền thống” là bài “Dòng kỳ cùng êm trôi”,
trong các chương trình giao lưu của Hóa K20 nên chăng đưa bản nhạc này
vào?.
2.
Về ẩm thực: Vào khoảng năm thứ 3, khi đó bọn tôi được mua một món
“đặc sản”. Món: “Sữa bột tách bơ”. Sản phẩm dạng bột, màu vàng tươi, thơm mùi
sữa, mùi bơ, được đựng vào trong túi nilong to (khoảng 25kg). Không biết lúc đó, do cơ địa của SV Việt nam không
thích ứng hay do cả bọn dùng nước chưa tiệt trùng (thường đun bằng một dụng cụ tự
chế từ chiếc đũa tre, hai lưỡi dao lam và một đoạn dây điện). Hay do “đặc
sản” này không dùng được cho người (khi
đó có ý kiến là thức ăn của trâu, bò).
Bọn chúng tôi, đứa nào sử dụng loại sữa
này đều bị sôi bụng òng ọc, tranh nhau vào khu vực “giải quyết gấp nỗi buồn”.
Mà kể cũng lạ, “ hậu sản phẩm” của nó, mặc dù theo ông Râynol là “đẩy lý tưởng”
nhưng khi ra, nó sàu bọt, thậm chí còn phát cả ra các âm thanh khác lạ (không thể nào miêu tả được)
Cũng nói về “ đặc sản” này, có chuyện
vui tại Hội trường dốc, có một Anh (Anh
cẩn thận) đang học bị sự cố, nhưng do ngồi trên cao, lại đi dép
lê nên, khi ra ngoài, bước vội nên tiếng động kêu to như tiếng trống ( Ở HT dốc, muốn ra ngoài chỉ còn cách đi
theo từng bậc gỗ hai bên xuống ). Cùng cảnh ngộ nên khi đó, trong lớp nhiều
thằng không nín được cười. Hỏi những ai còn nhớ???
3.
Về an ninh: Tôi nhớ, vào một
buổi chiều tối mùa hè, khi đó chúng tôi ở tầng 1 nhà B7. Có một tên trộm (nếu miêu tả kiểu trinh thám là bóng đen)
lẻn vào phòng Anh Mục ( khi đó, bọn chúng
tôi gọi là Bác Mục). Đang mò móc, lần sờ các túi du lịch trong phòng thì
anh Mục đi đâu đó về (hình như là đi tắm
về). Anh lại tưởng người cùng phòng nên hỏi. Lúc đó, tên trộm ậm ờ không
trả lời, đèn lại tối, nhìn không rõ. Khi phát hiện y là người lạ, anh Mục khi
đó “ Hãi” quá nên chỉ ú ớ, nói không thành lời?. Tên trộm nhảy qua cửa sổ tầng 1
ra sân sau ( KTX khi đó cửa sổ chỉ có cửa
kính, cửa chớp. Không có chấn song). Rất lâu sau, anh Mục mới nói được
thành lời (… ) Đã lâu rồi, không gặp lại Anh Mục. Không biết hiện giờ anh ra
sao ???
4. Về các bạn nữ trong KTX
Viết những dòng này, tôi thành thật xin
lỗi các bạn nữ từng ở B3 - KTX Bách khoa. Nếu các bạn có chửi thì réo tên mấy
thằng: Q.Trung; T.Tĩnh; H.Kỳ; H.Quang; Q.Nam; Đ.Hưng; X.Thu; Đ.Trí; v.v.
ra mà chửi (bọn chúng có số điện
thoại đấy). Tôi chỉ là người chép lại lịch sử thôi.
…Sau khi nhập trường, Hóa K20 có một số
bạn nữ ở KTX nhà B3 gồm: Kim Cúc; Kim Dung; Kim Chi; Bích Lan và Hà ướt ( sao mà lắm Kim thế không biết - Chẳng biết
có bị đâm vào tay không). Lúc đó, tôi được nghe thông tin mật như sau ( văn tả người): Một người vai xuôi,
tuột cả dây (…)( không dám viết tiếp vì
sợ bị chửi) ; Một người răng hô, lưng gù chắc (…)( không dám viết thêm vì sợ bị đánh); Một người cao, gầy, hay mặc áo
màu hồng, như sào (…)( không dám viết nữa
vì sợ bị chửi); Một người đen, tóc hơi xoăn, mặt trứng cá và một người mắt
long lanh, điệu đà đến độ chảy nước (có
lẽ vì thế nên gọi ướt chăng?)
Thời gian sau, có thêm T. Thủy; V. Hà
cũng ngang tài, ngang sức (thôi, nói in
ít thôi - sợ mất bạn như chơi).
Khoảng năm cuối, còn có thêm “cục bột Hồng” ở khóa trên ( hình như K16,K17 gì đó) chuyển xuống học cùng một thời gian. Sau
rồi không biết ra sao?
Tôi nhớ vào cuối khoảng năm thứ 3, ở KTX
B7 có một số bạn tham gia biên soạn bộ: “Tiêu chuẩn bạn gái” - Bắt chước kiểu
GOST của Liên Xô khi đó. Tôi cũng đã được đọc. Trong TC cũng phân chia ra nào đầu, mình, tứ chi, tóc, tai, mắt,
mũi…Khối lượng, khoảng cách thế nào là chuẩn, độ dài đến đâu là hợp lý vân vân
và vân vân. Đọc cũng thấy hay hay?. Sau, thất lạc đâu rồi không biết ?
Các năm sau, chúng tôi còn bắt những
thằng có bạn gái học ở trường khác phải “mời” chúng tôi sang để “coi” mặt bạn
gái (đôi khi phải bắt ép) như: Trường KTKH; Trường SP; Trường Y; Trường TH;
Trường BĐ; Trường NN v.v. Tuy nhiên, một phần cũng do các trường đó học 4 năm
nên ra trường sớm, chúng tôi lại “được” vào bộ đội, đi biền biệt nên không tiếp
tục “duy trì” tình bạn. Kể cũng buồn?.
Về vấn đề này, xin các bạn chia sẻ về
một phần nỗi “cơ cực”, “hụt hẫng” của những thằng chủ sự, những thằng đi theo
tháp tùng, những thằng chân gỗ v.v. để
thấu hiểu hết “ tình cảm bạn bè ” của chúng tôi khi đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét