Mấy lời bày tỏ:TĐT xin chia sẻ bài viết cách đây 8 năm.Một là vì sắp đến những ngày nghỉ lễ dài:Chiến thắng 30-4,1-5..hai là bài viết mới chỉ chia sẻ với một số người trong cộng đồng Hóa K20....
Nhiều
lúc tôi cứ băn khoăn tự hỏi:Nước mình ngoài những nhà nghiên cứu lich sử,có
những người chuyên viết về lịch sử không?(Viết những cái đã ,đang xảy ra một
cách trung thực).Hóa ra là có:đó là báo chí,nhà báo đưa tin bình luận ,đánh
giá…tức thời những sự kiện cuộc sống.Và để cho rất nhiều năm sau cho các thế hệ
nghiên cứu lịch sử tra cứu các tư liệu này…Kỉ niêm 30 năm chiến thắng
30-4-2005,xin gửi tới quí báo những hồi tưởng,nghĩ suy,cảm xúc thật của 30 năm
về trước và hiện tại.Biết đâu đến lúc kỉ niệm 40 ,50…năm thì những cảm xúc này
ít dần đi và không còn nữa?
30 tháng tư năm 1975 chúng ta toàn thắng.Thắng người Mỹ khi nào?Tôi thì luôn nghĩ rằng:Hiệp định Pari kí kết,Mỹ chấp nhận các điều khoản:rút hết quân Mỹ ra khỏi miền Nam,trong khi đó lực lượng quân giải phóng vẫn giữ nguyên.Là người trong cuộc tôi cho rằng:lúc đó phải đến 2/3 quân giải phóng là bộ đội miền Bắc đã được huấn luyện tinh thông với vũ khí hiện đại,thích nghi với chiến trường.Thời điểm này Mỹ phải hiểu là thua rồi!(Chấm dứt can thiệp thì cũng vậy thôi?).Hoặc rút quân trong danh dự.
Xin
kể chuyện này:Ta đánh Phú lợi ,Lái thiêu…tiêu diệt sư đoàn 5 Ngụy(VNCH).Nhưng
căn cứ Lai khê,là một căn cứ lớn pháo binh Ngụy vẫn còn nguyên .Sỹ quan,lính
tráng ngồi chờ quân giải phóng đến để hàng…Một đơn vị địa phương tự thành lập
vào tiếp quản căn cứ,quân đội VNCH nói thế này:Không chúng tôi hàng các ông bộ
đội miền Bắc chứ không hàng các ông?Thế là suốt hai bên đường từ Lai khê qua
Bến cát đến thị xã Thủ Dầu Một tràn ngập quân trang Ngụy vứt lại ,tự chạy về
nhà…
(Tự vứt quân trang...)
Chiến
dịch Hồ Chí Minh,nhiều cánh quân tiến về Sài gòn như duyệt binh hành tiến.Xe
tăng đi đầu,gặp một vài chốt lẻ kháng cự,lập tức pháo hạ nòng bắn dập một
hồi…chốt tan lại tiếp tục tiến.Hồi đó,người ta có chỉ ra một cô gái(Cô Nhím)
dẫn đường một đội quân xe tăng tiến vào Sài gòn…Trường hợp này có thể có ,song
là ít…Vì nếu vậy còn gì là táo bạo?Còn gì là thần tốc?Tất cả các con đường tiến
về Sài gòn được vạch sẵn trên bản đồ.Ngay như quân đoàn 2 đơn vị vào dinh Độc
lập đầu tiên cũng xuất phát từ miền Bắc.Giải phóng một loạt các tỉnh miền Trung
,thẳng tiến vào Sài gòn nhanh hơn tất cả các quân đoàn khác.
Đúng
là khi cánh cửa thép Xuân lộc đã được mở toang,thì mọi con đường dẫn về giải
phóng Sài gòn chỉ là vấn đề thời gian.Và nữa Mỹ đã thua nên không dùng máy
bay,đặc biệt là B52…yểm trợ cho quân Ngụy nữa.Các quân đoàn của ta với trang bị
tối tân,hiện đại mới có thể tập kết gần Sài gòn.(Tối tân hiện đại ở đây là hơn
hẳn vũ khí Mỹ trang bị cho quân Ngụy).1968,nếu xe tăng và các vũ khí hiện đại
của ta xuất hiện được ở các đô thị lớn miền Nam .Đánh tay bo với Mỹ ,Ngụy liệu
hồi kết có sớm hơn?Ngoài lề một chút:Tôi rất tán đồng quan điểm của nhà văn Chu
Lai,trong buổi tọa đàm trên VTV1.Khi đánh giá về quân Ngụy tử thủ ở Xuân lộc:Có
một kẻ thù dũng cảm còn hơn một người bạn hèn nhát.(Tại sao các nhà văn ,nhà
báo xô viết trước đây không bao giờ mô tả lính phát xít Đức là hèn nhát?).Tôi
cũng không đồng tình với một vị cựu cán bộ địch vận đánh giá về ô Nguyễn Cao
Kỳ(Cũng ở buổi tọa đàm trên):Rằng NCK như kẻ sợ ma đi đêm phải huýt sáo!NCK
không phải người như vậy?Bản thân NCK là võ biền ,không làm được chính
khách.NCK đã từng lái AD6 ra ném bom miền Bắc,bị quân và dân Vĩnh linh bắn cho
tung nách(bị thương).Hung hăng và võ biền ,sau 30 năm về lại với cội nguồn cũng
là tốt chứ sao?
30-4-1975
tôi ở đâu?Tôi nguyên tiểu đội trưởng trinh sát phòng không tiểu đoàn 99 trung
đoàn 232 Quân đoàn 3.Trận đánh cuối cùng là bảo vệ cánh quân qua cầu Sáng(bắc
qua sông Sài gòn).Cầu quá yếu,chiếc T54 đầu tiên qua ,cầu đã bị sập.Cả cánh
quân lại phải tìm đường khác…Có máy bay không?Có là những chiếc F4H lượn vòng
ngoài ,bảo vệ cho sứ quán Mỹ di tản…Nòng pháo của đơn vị đồng loạt dõi
theo,song không nổ súng.Hồi đó ta chủ trương cho người Mỹ di tản hết.Thậm chí
trải thảm hoa cho người Mỹ rút…Và,cái phút Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng trên
đài phát thanh Sài gòn,thì tất cả súng bộ binh của cánh quân đều chĩa lên trời
nhả đạn.Nghĩ lại thấy thật giống hồng quân Liên xô khi công phá Beclin thắng lợi.Một
chi tiết nữa không thấy nói tới: Đó là mệnh lệnh rất sáng suốt của tư lệnh
chiến dịch:Những đơn vị nào chưa kịp vào Sài gòn thì lập tức dừng lại,thậm chí
có những đơn vị vào rồi lại được lệnh dãn ra.Hãy thử tưởng tượng: Sài gòn lúc
đó là 4 triệu người,cộng với dân các nơi chạy về,quân Ngụy tan rã chạy về …bây
giờ lại 4-5 quân đoàn,các sư đoàn,các cánh quân tụ về thì làm sao chứa nổi?Sáng
suốt là vậy.
Vâng
chúng ta toàn thắng và Sài gòn thật sự còn nguyên vẹn.Chúng tôi kính phục các
đồng đội đã tiến đánh ,vây hãm Xuân lộc.Chúng tôi kính phục các đơn vị đặc công
đã chịu nhiều tổn thất đánh chiếm các cây cầu quan trọng trước khi đại binh ta
tiến đến.Chúng tôi vô cùng kính phục các đơn vị tình báo,bằng cách nào đó để
cho thuật ngữ “tùy nghi di tản” luôn là giải pháp tối ưu cho quân Ngụy Sài
gòn?(Còn nhớ thuật ngữ-Tùy nghi di tản còn giữ mãi về sau này:Thủ trưởng cơ
quan:cho nhân viên tùy nghi DT vào chiều thứ bảy,sáng 30 tết-lúc đó nghỉ tết
vẫn chỉ có 2 ngày rưỡi…).Chúng tôi vô cùng kính phục đại tướng Văn Tiến Dũng
chỉ huy trận nào cũng thắng.Dù gì đi nữa hồi đó chúng tôi vẫn coi đại tướng là
Giucop của Viet nam (Là sinh viên của ĐHBK nhập ngũ chúng tôi đã được đọc Bộ
tổng tham mưu trong chiến tranh.Được xuất bản vào thời đó).Sài gòn còn nguyên
vẹn,lịch sử có ghi công cho Dương Văn Minh?Cho dù là quân đội VNCH không tử
thủ,nhưng tửng ấy hỏa lực của ta cứ trút vào Sài gòn …thì thành phố sẽ ra
sao?Và nữa lịch sử đã rõ ràng,nhưng nhiều sự kiện cần phải rõ hơn?Nhà báo nước
ngoài nào cho mượn máy ghi âm ,băng catchest để thu lời đầu hàng của Dương Văn
Minh?Nhà báo này còn sống không?Băng gốc còn lưu giữ và được lưu giữ ở đâu?Ê
kíp nào của đài phát thanh Sài gòn lúc đó trực tiếp phát lời đầu hàng này?Họ
gồm những ai? Họ ở đâu…? Sau
30 năm có còn nhân chứng nào không? Còn nhớ chúng
ta tốn nhiều công sức tìm cho đúng 5 người trên chiếc xe tăng đầu tiên xông
thẳng vào dinh Độc lập.Qua một bức ảnh của một nữ phóng viên nước ngoài. May
thay 5 chiến sỹ này vẫn còn đủ,họ đều là người thực ,việc thực cả.Nếu để lâu
không làm,thời gian,nhân chứng sẽ khó gấp bội phần…
Mặc
dù đơn vị không vào được Sài gòn,chỉ đóng ở vùng ven Sài gòn.Ngay ngày hôm sau
tôi đã có mặt giữa trung tâm Sài gòn.Cùng một số anh em trên một chiếc xe nhà
binh chiếm được của quân Ngụy,trong môt chuyến công vụ.Mật độ xe ô tô chạy
trong đường phố Sài gòn thật nhiều:không kể các xe nhà binh,xe hàng,xe tư nhân
,xe con …vẫn hối hả đan xen trên các đường phố chính.Là người Hà nội,tôi vẫn
thấy choáng ngợp trước cảnh xe cộ ấy.May thay các bạn sinh viên:nam thì quần
“loe” tóc dài,nữ thì áo dài quần loe,tình nguyện điều khiển giao thông ở các
ngã tư ngã năm ngã sáu…của Sài gòn.Thấy xe của bộ đội giải phóng cũng dừng lại
theo hiệu lệnh của mình ,các bạn sinh viên cười rất tươi.Và,vẫy cờ cho đi luôn…Không
biết thành phố Hồ Chí Minh năm nay có tổ chức gặp mặt các bạn sinh viên đảm bảo
giao thông những ngày đầu giải phóng?Họ cũng đã là ông bà cả rồi…Những ngày sau
đó.Các đơn vị đều có chủ trương cho cán bộ ,chiến sỹ có người nhà Sài gòn:nghỉ
chủ nhật về thăm.Về đến nhà ông bác,tôi lại trút bộ lính,mặc bộ “xơvin” của ông
anh họ hòa vào dòng người Sài gòn đi các phố các chợ.Sài gòn đúng là thành phố
thương mại,công nghiệp và dịch vụ. Dân tình vẫn hối hả làm ăn,như vẫn thường
có.Khác hẳn miền Bắc:Hôm qua máy bay Mỹ ném nom ở đâu?Bắn rơi mấy chiếc?Có lẽ
người ta nhận ra thành phố mới giải phóng là tiếng loa nói rất to trước cổng
chợ Bến thành.Tôi còn nhớ như in thế này(mà là giọng Bắc);…Không được bán hàng
rong nơi cổng chợ…cướp giật bắn bỏ!Đúng là bắn bỏ thật.Sài gòn khi đó đã có “xì
ke” ma túy rồi.Dùng xe honda cướp giật cũng là chuyện thường nhật.Giữ gìn trật
tự an ninh lúc đó là các chiến sỹ quân giải phóng,thuộc Ủy ban quân quản thành
phố.Nhiều phố lớn tôi đều thấy các đồng đội của tôi:với nước da tái xạm vì sốt
rét rừng.Mũ tai bèo,súng AK 47 cần mẫn đứng gác.Lần đó tình cờ nghe tiếng kêu
thảng thốt:Cướp!C…ướp!Một chị đuổi vô vọng sau chiếc honda 67 chạy vù đi như
gió.Người lính giải phóng bình tĩnh hơi nép vào cột điện,giương súng AK lên…Lạ
chưa,chỉ nghe hai tiếng Tằng…tằng!Chiếc honda 67 của tên cướp đâm sầm vào cột
điện,đổ vật ra cách đó chừng 20mét.Lẫn vào đám dân tình hiếu kì,tôi ngỡ ngàng
đến thán phục:tên cướp bị trúng đạn giữa sọ…30 năm rồi người lính giải phóng
kia tôi cũng chẳng biết tên?Muốn tìm anh cũng không thể như tìm người lưu
lạc.Hi vong là có ai đó biết anh hoặc chính anh kể chuyện bắn cướp …
(7-5-1975.TĐT thứ 4 bên phải,trên phố Sài gòn)
Tôi
cũng buồn và lấy làm tiếc:nhiều ý kiến trên diễn đàn “răn dạy” tuổi trẻ một
cách “thái” quá.Truyền thống của người Viet ta là làm lụng ,cống hiến …cũng là
để cho con cho cháu.Toàn thắng và giang sơn thu về một mối là thành quả lớn
lao.Đương nhiên là lớp trẻ sẵn sàng tiếp nhận thành quả ấy.30 năm xây dựng và
phát triển…mà lớp trẻ đóng vai trò trọng trách lại lớn lao hơn.Sài gòn-Thành
phố Hồ Chí Minh bây giờ chưa là Hòn ngọc Viễn đông,song so với cái thời ấy thì
sự giàu có, phồn hoa lớn gấp hàng trăm lần…
Là
thế hệ sinh sau 1975 làm nên.Còn cứ đòi hỏi họ phải đền ơn đáp nghĩa:thì lịch
sử cũng nên ghi nhận:thế hệ này đã đền ơn đáp nghĩa lớn nhất,rộng nhất …trong
lịch sử dân tộc đó sao.
Tản mạn những nghĩ suy thật
sau 30 năm.Song với tầm cao của chiến thắng này nói như vậy là không chuẩn xác
nên đổi lại thành: Cảm xúc và những hồi tưởng thật sau 30 năm.
(30-4-2005)
Bài viết có bổ xung ,song chưa hết:phần mở ngoặc quân ngụy(VNCH),38 năm rồi...cái từ Ngụy bây giờ người ta cũng ít goi.Hơn nữa nếu lọt ra rộng rãi,thì một nửa đất nước là con cháu các ông Ngụy này sẽ ném đá:"Cái thằng già này?Mày là thằng nào mà gọi cha ông chúng tao là ngụy?"
Trả lờiXóa