CHÀO MỪNG...

Blog của tập thể K20 Đại học Bách khoa Hà Nội

1/4/13

VUI MỘT TÍ


 2. Đùa ác
       Những năm chúng tôi trong độ tuổi học trò, bà con nông dân khi gặt lúa về phải đập lúa, phơi khô, rê sạch và cất kỹ. Việc rê thóc được mô tả như sau: Sau khi phơi khô, thóc được dồn gọn về thành đống. Việc rê thóc phải có ít nhất 2 người. Một người dùng thúng xúc thóc, sau đó bê ngang eo lưng rồi xả từ từ xuống. Một người (thường là khỏe mạnh) cầm chiếc quạt chuyên dụng quạt tạo gió liên tục từ sau ra trước. Dưới tác dụng của làn gió nhân tạo, những hạt thóc lép, bụi, trấu …sẽ bay lên trước, những hạt thóc chắc, mẩy sẽ tụ lại ngay dưới chân người rê.    
    
       Chiếc quạt thóc chuyên dụng gồm 9 nan xương, ở nan thứ 2 và thứ 8 có luồn một ống tre nhỏ dài khoảng 12 phân làm tay cầm. Các nan  xương được nối với nhau bằng dây và bồi giấy làm lá quạt. Lá quạt có kích thước khoảng 60x60cm. Nếu người quạt khỏe, quạt liên tục và đều tay thì lượng gió cũng khá lớn.
        Gần nhà tôi có đôi vợ chồng trẻ, rất chăm chỉ làm ăn. Nhà họ có cây vải chua nên bọn chúng tôi hay vặt ăn thử. Mất của nên chị vợ ngoa ngoắt hay chửi đứa nào vặt trộm. Khi đó chúng tôi ghét lắm nên bàn nhau cho vợ chồng chị ta một vố. Kế hoạch như sau:
       Chiều mát, khi vợ chồng nhà nọ đang rê thóc, chúng tôi bàn nhau ra xem. Do trời tháng 6, nóng bức nên anh chồng mặc quần đùi, áo lót và đảm nhiệm việc quạt gió. Chờ cho chị vợ bắt đầu xả thóc và anh chồng quạt gió, tôi lẻn ra sau tụt luôn quần anh chồng xuống sát đất  rồi bỏ chạy. Đang rê thóc, không thấy có gió, chị vợ quay lại nhìn xem sao thì thấy anh chồng đang luống cuống bỏ cả quạt để kéo quần đùi lên. Bộ ấm chén vẫn còn lộ nguyên giữa thanh thiên bạch nhật… Biết bọn trẻ chúng tôi nghịch, đùa ác nhưng không làm gì được và cũng từ đó hai vợ chồng tỏ ra thân thiện với chúng tôi hơn.    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét