“Tình yêu chúng ta có trong tuổi trẻ chỉ là hời hợt so với tình yêu mà một người đàn ông già nua dành cho người vợ già của mình” - đây là câu danh ngôn về tình yêu mà nhà triết học lừng danh Durant bộ sách huyền thoại được giải Pulitzer: The Story of Civilization (Câu chuyện của nền văn minh) đã “ngẫm ra” vào năm ông 90 tuổi.
Có thể, nhà triết học người Mỹ sẽ phải
nghĩ lại khi vào những ngày đầu tiên của năm 2014, ở Việt Nam, chúng
tôi đang được chứng kiến những câu chuyện đẹp đẽ nhất của tình yêu.
Chàng. Trai phố. Cao ráo. Đẹp trai. Ít
hơn Nàng 3 tuổi. Từ 5 năm nay đang yêu đương với Nàng, một bệnh nhân
suy thận giai đoạn cuối, yếu đến mức không còn đứng vững nổi trên đôi
chân của chính mình. Họ chung sống bằng nghề bán tất (vớ), chạy xe ôm,
nhưng không thể đăng ký kết hôn vì cần tiêu chuẩn “hộ độc thân” của chị
để xin suất “bảo hiểm người nghèo”. Bên họ - một mẹ già cũng đang liệt
giường vì bệnh tiểu đường.
Và câu thơ của Nàng đẫm nước mắt tình
yêu: Những ngày này sẽ kéo dài bao nhiêu/ Khi cuộc đời em sắp hết/ Duy
chỉ có tình yêu không có hồi kết thúc/ Như bao la trời đất khôn cùng.
Tình có là cái gì thì là, họ không
biết, cũng chẳng cần phải có thêm một tuyên ngôn nào hết ngoài nụ cười
và nước mắt như những sắc thái muôn đời của tình yêu. Đôi uyên ương bươm
bướm cứ sống và yêu thế thôi. Còn được đến bao giờ ư? Để mai tính.
“Tình yêu? Hơi phức tạp nhỉ, nhưng tôi
có thể nói thế này với bạn... giây phút bạn sẵn sàng chấp nhận đau khổ
để làm ai đó hạnh phúc, tình yêu ở ngay đấy” - Có ai đó đã nói như thế.
Trước tình yêu, đôi khi tật bệnh hiểm nghèo chẳng có ý nghĩa gì hết và ngay cả thần chết cũng chỉ như một gã hề mà thôi.
Thì đó. Một nữ tiến sĩ, giảng viên đại học đã quyết định sinh con bằng tinh trùng của người chồng quá cố đã khuất 3-4 năm trước.
Hôm đó, cái cửa ở nhà bị hỏng, người
chồng đi ra ngoài mua vài thứ đồ để sửa lại cửa. Khi tàu đi qua, nhiều
người lớn tiếng gọi, nhưng không hiểu sao anh không nghe thấy và tai nạn
xảy ra.
Sau 3 năm, đúng vào lúc đoạn tang chồng, người vợ quyết định sinh con, chỉ để thực hiện lời ước hẹn với người chồng đã mất.
Đó là sự hy sinh vô bờ, các bạn ạ.
Đó là tình yêu không giới hạn, không
khoảng cách, và không kể cả cái chết mà đôi khi chúng ta cứ tưởng là cái
kết cục cuối cùng của mỗi một người, cũng như của tình yêu.
Việc của chúng ta bây giờ là mỉm cười
và cứ hãy “mải mê chinh chiến và yêu đương” thay vì xét nét với những
câu hỏi vì sao, hay ngơ ngẩn càm ràm về những khoảng trống trong luật
Hôn nhân gia đình. Điều đó thật ngớ ngẩn và vô nghĩa.
Năm 1981, người vợ của Durant, người
có tên trên tập 7 của bộ The Story of Civilization (tạm dịch là Câu
chuyện của nền văn minh) đã ra đi. Mặc dù con gái họ đã cố gắng giữ kín
cái chết của bà để ông khỏi đau đớn, nhưng cuối cùng thì ông cũng biết
qua tin tức báo chí. Chỉ đúng một tuần sau đó, Durant đã theo người vợ
yêu của mình vào cõi chết ở tuổi 96.
Cái chết chẳng bao giờ chia cắt được tình yêu. Còn Thần chết, gã chỉ đúng là một gã hề.
(Theo Lao động,thay cho đọc Người Ngựa ngựa người)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét