CHÀO MỪNG...

Blog của tập thể K20 Đại học Bách khoa Hà Nội

27/1/14

Xem Giai điệu tự hào…cuối năm suy ngẫm?




Tản mạn.
Tôi thì ít theo dõi các chương trình khác trên VTV,ngoài thời sự.Những tưởng chương trình này na ná như Bài ca đi cùng năm tháng,nên nghe lại cũng hay.Nhưng chương trình này khác hoàn toàn,mới hoàn toàn,lạ lẫm hoàn toàn…?Ấy là VTV mua bản quyền một bản format của Nga cũng đã đang gây sốc với cộng đồng truyền hình.Cái lạ nhất của chương trình,là có hai trường phái(Giám khảo):1)Già2) Trẻ- tự do cảm nhận ,phản bác,bình chọn “Những giai điệu tự hào “ấy?Có lẽ đây là lần đầu tiên “đấu khẩu” tự do nhất giữa 2 thế hệ,trên truyền thông đại chúng.Tôi thấy những cái lạ dưới đây:
+Sau ca khúc Tôi là người thợ lò:đại diện giới trẻ là chàng thạc sĩ Ykhoa:-Tôi thấy ngoài như hô khẩu hiệu ,ca khúc này không có gì là giá trị âm nhạc?Tôi chỉ ủng hộ”Nghệ thuật vị nghệ thuật”.Đại diện giới già:NSND Trung Kiên:Nếu bỏ hết lời ca đi ,chỉ tấu nhạc không thì không hề thua kém các trường ca trên thế giới?...Đại diện các giới,người dẫn chương trình(Hồng Thanh Quang),ra sức đưa ra các bình luận,phản biện của mình?Nhưng một phát biểu của GS Văn Như Cương,tôi cho là thực tế nhất:-Trước tiên xin cám ơn các bạn trẻ đã bình chọn cho ca khúc của thế hệ chúng tôi(Trẻ đều trên 80% bình chọn).Nhưng cũng xin hỏi:Thế hệ các bạn rồi sẽ già đi,lúc đó con cháu các bạn liệu có những cuộc bình chọn thế này,và có bao nhiêu ca khúc được suy tôn như hôm nay?Một câu hỏi không thể có trả lời của giới trẻ?Cá nhân tôi dù là Nghệ thuật vị dân sinh hay nghệ thuật ,thì bao giờ cũng có đỉnh cao của nó.Chính vì thế ca sĩ ,ca nương thời nay,thể hiện những giai điệu tự hào vẫn tuyệt hay và mới lạ:Quảng bình quê ta ơi!(Ghi ta điện Thanh-.Phương ,ca nương có tốp hát phụ họa:  Kiều Anh       )
+Những cái xưa cũ của giới già,chưa thật thuyết phục: luôn thể hiện khái niệm:Bao giờ cho đến ngày xưa?Đành rằng có nhiều ca khúc đi suốt cuộc đời của mỗi cá nhân,sống lại những bi thảm ,hào hùng  của một chặng đường dài…nhưng để thuyết phục giới trẻ tác phẩm âm nhạc này hơn hẳn với phía bên kia?(Nhạc vàng bây giờ được hát ,được biểu diễn.Nhưng thời đó hát sẽ vàng người đi thật?)Nhà báo Hữu Thọ rơi nước mắt thật sự,khi nói về cái đói của Thái bình quê hương của Bài ca năm tấn.Nhưng giai điệu tự hào,tuyệt nhiên không phải ôn nghèo nhớ khô?Ngay như Ô Nguyễn Khang NS lại nói :thời ấy Cô thợ hàn được hát nhiều ở đám cưới.Thế ra không có bài để hát,nên phải hát chứ không phải giai điệu tự hào?Rồi các cụ + người dẫn chương trình,đôi lúc còn “lên gân”.Người ta đưa ra vỏ một quả bom làm kẻng.Giới trẻ thì chỉ biết :ăn cơm trước kẻng?Song giới già + MC lại lên gân:Chiến tranh con người đã biết chế ngự nó,chế ngự cái chết chóc thành vật hữu dụng…Tôi đã qua chiến tranh tôi biết,người dân ,người lính ,bằng sáng tạo của mình biến những cái phế thải của chiến tranh,thành vật dụng hiếm,sử dụng ,lưu niệm:Tầm thường như cái lược chải đầu từ xác máy bay,đến những cái Radio 1bang,từ linh kiện bán dẫn lấy được…
Mỗi tháng có một chương trình này,bình chọn để ra hai giai điệu tự hào phát vào một buổi cuối năm?Vì là buổi đầu tiên có thể nhiều người già chưa thích?Song tôi lại thấy hay.Không hiểu những ca khúc Nga:Kachiusa,Thanh niên sôi nổi,Lên đường,Cây thùy dương,Giờ này anh ở đâu…thì người già,trẻ Nga có quan điểm thế nào,khi mà bản quyền ở chính họ.Người già đã làm nên lịch sử.Vai trò lịch sử của họ đã hết.Nhưng người trẻ cũng phải làm nên lịch sử,chí ít ở lĩnh vực Âm nhạc của mình.
                                         Mời xemVCD:Quảng bình quê ta ơi!Ca nương Kiều Anh)Vaò VCD}

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét