CHÀO MỪNG...

Blog của tập thể K20 Đại học Bách khoa Hà Nội

21/1/14

2014!Điểm ý kiến Hóa 20 ĐHBK nói về ngựa?


Thực ra những bài viết nói về ngựa của riêng H20 không nhiều.Tôi còn nhớ 2005,trong luận bàn về lễ hội gặp mặt 30 năm:ông Tuấn cười có hiến kế cho cuộc vui:Ẩm thực ,đặc sản thịt ngựa bạch,cao ngựa bạch.Bài viết cũng nhiều comment.Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng cũng dẫn ra một ông tên là Hải ngựa,nói về làm thế nào để mua được Ngựa chính bạch?...Nhưng năm mới sắp đến ai lại cứ nhắc đến giết thịt ,ăn thịt?Nên tôi trích dẫn 1 phần bài viết Bắc Hà -một ngày trong năm( của NV NXH có nói về ngựa)& 1 lời bình+Thảo nguyên Mông cổ kì thú...

...4.    Lễ và hội…
Trong khi hai nhà văn Ngọc Bái, Lê Văn Thảo ngồi ngắm phố, thì tôi đi ra ngó đua ngựa. Sân vận động Bắc Hà xung quanh là đường đi, chỉ có rào sắt. Nên ngay từ đầu, số có vé ít hơn số ngoài đường nhòm vào. Tất yếu phát sinh phương án của công an, là tháo khoán cho vào xem. Công an đi quanh sân, bảo những người đu bám hàng rào cái tin cho vào tự do. Nhưng một số thì chỉ thôi leo lên đỉnh hàng rào, chứ vẫn đu lên xem, vì chỗ hàng rào cao hơn…
                             

Thực ra, đua ngựa Bắc Hà vẫn không thoát khỏi một nếp hội dân dã. Con ngựa là con vật yêu quý trong nhà người Mông, nên từ xưa, có những cuộc đua nho nhỏ giữa các tay đua trong bãi nhỏ giữa các xóm, vào dịp Tết. Ngựa Mông leo núi, rắn rỏi chịu khổ mà không to, có con nhỏ như con chó to. Nên khi cưỡi phi nước đại, vẫn thấy không hùng dũng. Khi đua, thì các tay đua không dùng yên ngựa, nên việc đua lại càng gần với sinh hoạt dân dã, không chuyên. Năm ngoái, có con ngựa phi rất hăng, dẫn đầu, nhưng cách đích có mấy mét, bỗng đứng ì ra, bỏ đi chơi. Đó cũng là cung cách không chuyên, đậm chất phong trào, từ chính con ngựa đến người đua ngựa… Với một lễ hội đua ngựa, Ban tổ chức chỉ nên tổ chức khéo léo giữ cho nó đúng chất dân dã, lôi kéo khách du lịch là chính mà thôi… Nếu không khéo tổ chức, rồi du khách sẽ chán, năm sau không còn được như năm trước. Lúc ở chợ Bắc Hà, các chủ hàng ăn nói chuyện: Năm ngoái thịt 40 con ngựa, thiếu to, năm nay rút kinh nghiệm, “liên đoàn” thắng cố thịt 80 con, nhưng đã nhìn thấy sẽ ế, vì tầm này năm ngoái đông
1 comment cho bài viết:
Bài viết,hình ảnh giúp nhiều người biết vùng cao Bắc hà,kể cả tôi.Nhân nói về Lễ hội đua ngựa Bắc hà,tôi xin đưa mấy nhận xét của riêng mình.Người Việt ta không lấy con ngựa là vật nuôi đầy tiện ích và gắn bó thì đã đành song là ngựa chiến ngựa thi thố thì lịch sử cũng ít có.Có lẽ là do giống ngựa:Ngựa Bắc hà,ngựa trong hình ảnh đẹp:-Ung dung yên ngựa trên đường suối reo...rồi cả ngựa trong phim ảnh của ta...tôi cứ thấy nhỏ quá,nó trông như cưỡi con lừa con ấy.Thời Quang Trung có lẽ kị binh là mạnh nhất,song hình tượng lại là Voi chiến lẫm liệt.!967 của thế kỉ trước,sơ tán Cao thượng Tân yên Bắc giang:cứ buổi chiều thấy một ông cụ râu trắng như cước,hồng hào...cưỡi một con ngựa chiến phi về hướng Nhã nam.Một hình thượng còn sót lại của Đề thám.Cả đời tôi chỉ bắt gặp một lần:người thật người,ngựa thật ngựa.Thế thôi!Rồi hồi đi B,bắt gặp cả những đại đội kị binh với những con ngựa khủng,nghe nói nhập của Mông cổ cũng đi B.Mãi về sau những đơn vị này cũng không thấy nói tới và họ đi B để làm gì?...

Thảo nguyên Mông Cổ kỳ thú (1)
Tôi có công việc quay phim thảo nguyên Mông Cổ. Nhà văn Mông Cổ Dashtsevel đưa chúng tôi đi thảo nguyên, đến nhà một hộ dân du mục, quay cảnh lùa ngựa và dê, cừu... (Dashtsevel là người dịch truyện Kiều sang tiếng Mông Cổ, năm nay ông 70 tuổi, nói tiếng Việt giỏi và đã sang Việt Nam nhiều lần- ảnh 1: Bìa sách Truyện Kiều bằng tiếng Mông Cổ). Chuyện này sẽ nói sau. Nhưng có một chuyện rất thú vị bất ngờ xảy ra...
Khi đàn ngựa xuất hiện, tôi nhìn thấy trong mắt ông Dashtsevel như có lửa. Ông bèn đến gần một kỵ sĩ, bảo cậu ta nhường ông con ngựa, rồi ông nhảy phắt lên lưng ngựa. Ông gìa 70 tuổi đó phi ngựa như một dũng sĩ thực sự, cũng lùa ngựa như một người du mục...
Tôi và đạo diễn Lê Thi nhìn thấy ông Dashtsevel cưỡi ngựa, thật thán phục. Ông Lê Thi cũng 70 tuổi, bằng tuổi ông Dashtsevel, khi nhà văn Mông Cổ quần với bầy ngựa xong, xuống ngựa, ông Lê Thi bèn cúi vái ông bạn Mông Cổ mấy vái... (ảnh cuối) Riêng tôi, lúc đó mới hoàn hồn. Chỉ lo ông nhà văn Mông Cổ có sao thì mình mất nhờ. Cách đây 3 năm, trong khi dự hội nghị văn học quốc tế ở Hà Nội, ông Dashtsevel phải vào Bệnh viện mổ tim, đặt "ven", vẫn còn có mấy cái ống nhựa trong động mạch.
Ông Dashtsevel bảo, người Mông Cổ như tôi, già 70 tuổi hay hơn nữa, về thảo nguyên, nhìn thấy ngựa thì không thể không cưỡi, khi đã cưỡi thì phải phi như bay đi thôi.
Trên đường về từ chỗ quay phim đến trung tâm xã, vài cây số, chúng tôi đi ô tô, còn ông Dashtsevel thì cưỡi ngựa chạy cùng...

Đinh Khắc Bình Gửi lúc : (03/08/2013 | 10:15:00)
Đọc bài viết tôi mới mường tượng ra:Thảo nguyên Mông cổ là bao la,ngựa hoặc đàn ngựa,con người...đều là nhỏ nhoi so với thảo nguyên bao la ấy?Song chỉ cần một Kị sĩ,nhất là kị sĩ cao tuổi quắc thước,cưỡi tuấn mã tung vó trên thảo nguyên thì...Thảo nguyên trời đất như nhỏ lại.Ô nhà văn Mông cổ biết tiếng Việt liệu có thuộc câu thơ Việt:
Áo chàng đỏ tựa giáng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in?
Chỉ thấy chàng và ngựa thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét