Câu cá diếc
Trước đây, ao hồ còn nhiều, phần lớn
lại thông với nhau nên HTX hay thả cá. Thường sau vài năm lại bơm nước tát cạn
hoặc kéo lưới để bắt cá vào dịp Tết Nguyên đán hoặc Tết độc lập.
Những ao hồ đó, cá diếc sống thành hàng đàn
cỡ vài chục con ở dưới đáy hồ. Đây là cá tự nhiên nên có câu cũng không thấy ai
nói gì.
Để câu cá, đầu tiên là phải sắm cần
câu. Cần câu có thể là một cây trúc già, gốc nhỏ cỡ ngón tay, được uốn lửa cho
thẳng hoặc vót bằng tre, dài tầm 1,5 mét. Lưỡi câu gia công bằng sợi thép nhỏ, móc
câu có ngạnh và rất bén. Dây câu được se bằng dây dù hoặc chỉ nilong chập đôi.
Phao được làm từ sống lông cánh ngỗng, phao phải nhẹ để có thể chúi xuống nước
chứ không nằm ngang.
Để dẫn dụ đàn cá, cần rang cám gạo
cho thơm, trộn thêm chút đất ở bờ. Khi nào thấy tăm cá li ti nổi lên thì bắt
đầu câu.
Mồi câu là giun đồng (giun đỏ), đây là
loại giun sống dai và tanh. Thường chỉ lấy đầu giun móc che kín lưỡi câu, để
thừa một chút đầu giun ngo ngoe rồi đặt xuống. Tùy mực nước mà ta điều chỉnh để
phao chúi ngập dưới nước. Nếu cá gặp mồi, ta thường thấy phao động đậy. Đến khi
cá ngậm mồi nó thường nâng mồi lên. Khi ấy phao sẽ nổi bềnh lên mặt nước. Người
đi câu chỉ cần giật nhẹ là cá mắc vào lưỡi câu. Lúc này cần nhẹ nhàng nhấc lên,
tránh làm đàn cá hoảng sợ.
Câu cá diếc rất dễ, lại không tốn mồi.
Một mồi giun có khi lừa được mấy thằng cá. Hơn nữa, cá diếc đi ăn theo đàn nên
nếu khéo câu có thể giật liên tục. Thường ta chỉ ném thính xuống hai hoặc ba
điểm là đủ câu. Có bữa câu được vài chục con là thường.
Thuở bé, những năm 60 TK trước tôi cũng đã đi câu trộm thường thì chỉ câu được cá chép, cá trôi, chày,. Ở chỗ tôi câu mồi giun chỉ câu tôm, còn thì mồi là cơm trộn với khoai lang, vê tròn bằng nạt ngô vo viên ở đầu lưỡi câu, lưỡi có 2 loại lưỡi thường 1 lưỡi, lưỡi chùm 6 lưới kết thành 6 lưỡi nằm ngang, loại lưỡi,này chỉ cần cá động vào mồi là có thể giật được rồi và thường khi câu được lưỡi 1 móc vào miệng cá. Còn phao thì dùng thân lông vị hoặc ngỗng, cách buộc và cân bằng lưỡi sao cho khi thả xuống nước, phao nổi theo chiều đứng chỉ thấy một đầu nhỏ thôi chứ không nằm ngang, nên khi phao thụt mạnh là biết cá đã ngậm mồi (với lưỡi câu đơn). Khi đi câu cũng phải yên tĩnh không được làm ồn. Tùy theo muốn câu loại cá nào và tùy theo độ sâu của ao nuôi mà chỉnh khoảng cách từ phao đến lưỡi câu. Chắc các chủ ao chỗ tôi ít nuôi cá diếc, nên bọn tôi ít câu được như bác đã làm. Tôi đã thấy một bậc đàn anh câu cá trôi, anh ấy cứ thả câu độ 1 đến 3 phút là giật lên 1 con, bọn trẻ chúng tôi cứ đứng xem trố mắt lên chỉ khoảng hơn 1 tiếng đã được 1 túi vải nhỏ, Câu trộm đụng cá vào túi vải không bị lộ?!. Thú nữa là câu cá mương các bác ạ, mồi chỉ có cọng rau muống, thả câu xuống thấy phao nháy là nhẹ nhàng kéo lên giật mạnh là hỏng. Các bâc đàn anh lành nghề kéo cành khi cá ăn mồi cũng ngệ thuật lắm, khi cá đã cắn câu thì khó thoát, chứ bọn tôi thì chưa chắc, vì giật cành phải hơi mạnh sao cho lưỡi móc vào miệng cá, nhưng không quá mạnh bị rách miệng là cá thoát, rồi phải giật theo hướng nào nữa, nghe các bác ây giảng thật là một nghẹ thuật,
Trả lờiXóaMột Cựu SV TL K18