CHÀO MỪNG...

Blog của tập thể K20 Đại học Bách khoa Hà Nội

19/10/14

KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG


Đơm đó
          Từ khi công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải đưa vào sử dụng, mương máng nội đồng dọc ngang, thuận tiện cho tiêu thoát nước khi úng ngập cũng như cấp nước khi khô hạn. Chính vì vậy, tôm, cá, cua, ốc sinh sống tự nhiên cũng nhiều.        

          Để bắt được tép, cá lẹp…, người ta dùng đó để bắt. Đó được đan bằng tre, nứa, hình bầu dục (hình quả bàng), dài khoảng 0,8m, một đầu bịt kín, một đầu hở có đường kính khoảng 6cm để thu sản phẩm . Khoảng giữa của đó, có mở 2 miệng hai bên, miệng đó được lắp hom cố định. Miệng đó là cửa vào của cá, tép khi đơm.      
         Bình thường, các ruộng lúa sau khi bén rễ được giữ nước để phát triển. Những hôm trời mưa to, cần phải tháo nước xuống mương tránh úng ngập. Đây là thời điểm thuận tiện để bắt tôm, tép bằng đó.
          Để đơm đó, người ta tận dụng những chỗ trước đây tát nước lên ruộng, gọi là nhong nước. Nhong nước thường là điểm trũng của ruộng, lại không cấy lúa nên khi tháo nước xuống mương thì tép, cá lẹp, tôm, cua… thường dồn xuống theo dòng nước chảy. Người ta chỉ việc chặn nghiêng chiếc đó, hứng miệng đó vào dòng nước chảy để cá, tép chui qua hom vào đó và bị giữ lại. Đó có thể đơm riêng, khi ấy người ta phải bịt đầu đó bằng cỏ hoặc rác. Đó cũng có thể đơm kèm trúm. Trúm được đan bằng tre, nứa dài khoảng 0,6m, hình trụ. Cửa trúm ghép khít với cửa đó để chuyển hết tôm, tép sang trúm. Định kỳ, sau vài giờ là có thể đi đổ đó. Tùy tay nghề người đặt đó và cánh đồng có các loại động vật thủy sinh tự nhiên. Có khi mỗi lần cũng được tới hàng cân. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét