CHÀO MỪNG...

Blog của tập thể K20 Đại học Bách khoa Hà Nội

9/3/15

Có những không hay ...

(ĐKB)
Tết Ất Mùi thế là quá dài? Đương nhiên cũng phải để qua rằm tháng giêng (Tết nguyên tiêu) mới dám viết bài này. Tết Ất Mùi, tôi tin là niềm vui sum họp của mỗi gia đình là cái bao trùm. Những phiền lòng vẫn có, song ít thôi. Tết của xã hội ta cũng vậy. Xã hội mạng càng thể hiện những cái bức bối về văn hóa, lễ hội… của xuân Ất Mùi. Tuổi cao, nên ít đi… trí não tự cho là còn được, tìm thông tin chủ yếu trên mạng thôi? Mới đây bộ truyền thông nói: không chủ trương chặn những trang mạng “đen”. Bộ y-tế cũng khuyến khích nhân viên lập, viết FB. Để có dịp bày tỏ tâm tư với công việc hàng ngày của họ. Bức xúc nhiều lắm, ném đá cũng nhiều lắm. Tôi thì chả có bức xúc gì, luôn tĩnh tâm nói lên những suy nghĩ của mình:

1)Trước tiên nói về nụ hôn và câu đối của cụ Vũ Khiêu tặng cô hoa hậu Nguyễn Cao Kì Duyên khi đến thăm. Nhiều báo nói hiện tượng này làm sang chấn văn hóa Việt… Tôi thì nghĩ đơn giản thế này: Cụ Vũ Khiêu  đủ 100 tuổi, đã đến lúc con cháu cụ phải tư vấn được, thậm chí phải quyết được cụ nên tiếp ai, tặng cái gì, viết cái gì? Sinh –Lão-Bệnh –Tử qui luật muôn đời. Con cháu có thể tự hào cụ 100 tuổi vẫn minh mẫn, song để xuất hiện trước truyền thông, công chúng phải thật sự cân nhắc. Các cơ quan đoàn thể có ban lễ tân, song gia đình chỉ trông mong vào con cháu thôi. Về cô hoa hậu Nguyễn Cao Kì Duyên, mà truyền thông gần đây cắt bỏ từ Cao, không đầy đủ tên cha mẹ đặt cho đã làm nhiều người suy diễn. Song nó cũng minh chứng một điều đã nói: xướng tên đầy đủ sẽ làm người ta khó chịu. Một đứa trẻ ranh, cho dù là hoa hậu chẳng họ mạc thân thích gì sao được đến thăm cụ vào ngày xuân? Tôi còn thấy “nặng vía” luôn thuộc về cô này? Người ta có thể sử dụng hoa hậu vào nhiều mục đích. Song Cao Kì Duyên  là khó thành công…
2)Những đánh nhau, tranh cướp “Phết” ở Lễ hội. Đánh nhau dẫn đến thương tích thì ở đâu cũng là vi phạm pháp luật nên khỏi bàn. Ở đây chỉ nói đến từ cướp? Ông phó ban tuyên giáo Hà nội có giải thích: Cướp ở hội Gióng là cướp có văn hóa? Tôi cho thế cũng bình thường, tuy rằng giải thích thế cũng chưa thấu đáo cho lắm? Nhưng cái ông nhà báo Hà Đức Thịnh (Báo Một thế giới) lại suy diễn rằng: Nói cướp có văn hóa thì sau này sẽ có tham nhũng, ăn cắp có văn hóa… Tôi cho rằng suy diễn thế cũng là quá đà. Cướp bản thân động từ Việt này dùng đâu luôn chính xác tuyệt đối? Cướp chính quyền chẳng hạn? Thực ra giành chính quyền theo đường lối bạo lực, ôn hòa, thời cơ, nghị viện, cách mạng màu… là đường lối của mỗi chính Đảng, mỗi thời kì. Còn suy diễn ông đã đi ăn cướp, thì sao ông lập được chính quyền, là lối của “hủ nho”? Cướp trong lế hội của ta, đa phần mang ý nghĩa thuần túy. Cướp nhưng phải đúng luật. Cũng như cạnh tranh trong KTTT phải đúng luật ,chẳng có lành mạnh gì ở đây cả? Nhiều người bây giờ không biết đến tục cướp cháo? Nên suy diễn sẽ còn dài? Văn hóa là truyền thống, truyền thống có thể có bạo lực… thì những chủ nhân của Lễ hội phải tìm cách loại bỏ. Đưa thêm những lề luật cho  hết bạo lực đi. Đâm trâu, chém lợn… cũng là thế? Tôi cứ nhớ mãi trò chơi “cướp cờ”, từ thủa tiểu học song lại thật văn minh và hấp dẫn, bởi những lề luật của nó…
Đ.K.B


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét