Điều thứ hai lão Hoành muốn nói
có liên quan đến con dao găm của lão. Lão kể: Phía hạ lưu con sông,
cách nhà lão khoảng hơn cây số có một con tàu bị đắm. Vào dịp nước
cạn, khoảng cuối tháng giêng, mấy anh em bạn lão lại mở chiến dịch
lặn xuống mò xem có kiếm được cái gì không? Phải bơi lặn giỏi và
can đảm lắm thì mới dám lặn xuống lần sờ xem có thể lấy được gì
không?.
Cũng như bọn trẻ trâu chúng tôi vẫn ngậm cọng đu đủ khi lặn,
khi lặn xuống nước, lão Hoành và các bạn lão phải ngậm trong mồm
một đoạn ống nhựa để thở. Cổ tay buộc một đoạn dây thừng để người
trên bờ hỗ trợ khi gặp sự cố. Thường thì người lặn giao phó tính
mạng của mình cho người trên bờ. Thế nhưng, khi lão Hoành lặn xuống
thì người bạn lại bị đau bụng đi ngoài. Thế là hắn buộc ngay đầu
dây sinh mạng của lão vào gốc cây trên bờ để đi giải quyết nỗi buồn.
Cũng rất không may cho lão, khi đang mò tìm dưới đáy sông thì cái dây
sinh mạng của lão vướng vào đá, gỡ mãi không ra. Trong lúc thập tử
nhất sinh, lão chợt nhớ rằng ở bắp chân trái của lão vẫn còn con
dao. Thế là lão cố rút dao găm ra cắt phăng đầu dây sinh tử đang buộc
ở cổ tay lão rồi trồi lên. Từ đó, lão đoạn tuyệt cả người bạn
cũng như nghề lặn mò dưới đáy sông. Chính vì con dao găm đã cứu lão
nên lão coi nó như một người bạn tri kỷ. Lão bảo: Rút kinh nghiệm từ lão, anh nhắc chú, trong cuộc đời, tuyệt
đối không được giao phó sinh mạng của mình cho bất cứ ai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét