CHÀO MỪNG...

Blog của tập thể K20 Đại học Bách khoa Hà Nội

6/10/15

THÔNG BÁO

        I. Hội lớp Hóa K20 ĐHBK
    Ban liên lạc lớp Hóa K20 ĐHBK dự kiến chương trình gặp mặt nhân dịp 40 năm nhập trường của K20 (1975 – 2015) như sau:
1.     Thời gian: 02 ngày 28 và 29/11/2015 (Thứ bảy và Chủ nhật)
2.     Địa điểm: Ngày 28/11 gặp mặt tại Thư viện Tạ Quang Bửu, ĐHBKHN
                         Ngày 29/11 tổ chức đi dã ngoại (địa điểm đang liên hệ).
3.     Thành phần: Toàn thể cựu sinh viên K20 Hóa cùng chồng (hoặc vợ)
(BLL sẽ bố trí chỗ ở tại Hà Nội và hỗ trợ tiền đi lại cho những anh/chị ở xa có khó khăn về tài chính)

        II. Kỷ yếu lớp Hóa K20 ĐHBK
    Để in Kỷ yếu mới của lớp, BLL đề nghị các cựu sinh viên K20 cung cấp thông tin cá nhân và ảnh (cá nhân hoặc gia đình).
Họ và tên:                                                 Năm sinh:
Công việc: (chức vụ, đơn vị công tác)
Số điện thoại:                                     Email:
Họ tên vợ/chồng:
Họ tên, năm sinh các con:
Địa chỉ hiện nay:
01 ảnh cá nhân hoặc gia đình gần đây nhất (bắt buộc).
(Nếu bạn nào có ảnh chụp cùng với bạn bè trong lớp xin cung cấp để lựa chọn đưa vào Kỷ yếu).
Địa chỉ liên hệ:
Mai Chí Thuần- ĐT 0903437661- Email: mcthuan@most.gov.vn
Đặng Thị Hồng- ĐT 0982214758 - Email: dthong58@gmail.com

5 nhận xét:

  1. Thông báo chi tiết Họp lớp Hóa K20 vào ngày 28-11-2015.Đặng Thị Hồng và BLL yêu cầu thông báo:
    Thông báo Hội lớp Hóa K20
    Ban liên lạc Hóa K20 ĐHBK thông báo Chương trình Hội lớp nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày nhập trường (1975 – 2015) như sau:
    1. Thời gian: 02 ngày 28 và 29/11/2015 (Thứ 7 và Chủ nhật)
    2. Địa điểm: Thư viện Tạ Quang Bửu, ĐHBKHN; Vịnh Hạ Long
    3. Thành phần: toàn thể cựu sinh viên K20 cùng chồng/vợ được mời tham dự.
    4. Chương trình:
    Ngày 28/11
    - 7:00-8:00 Tập trung tại Thư viện Tạ Quang Bửu, ĐHBKHN
    - 9:00 Gặp mặt toàn lớp
    - 10:30 Chụp ảnh
    - 11.30 Ăn trưa
    - 14.00 Lên xe đi Hạ Long theo Tour do BLL bố trí
    Ngày 29/11: Tham quan Vịnh Hạ Long, ăn trưa xong quay về Hà Nội (dự kiến 19:00 về đến Hà Nội)
    BLL sẽ bố trí chỗ ở cho các anh/chị ở xa tại Khách sạn Kim Liên, số 7 Đào Duy Anh (nếu có nhu cầu) và hỗ trợ tiền đi lại cho những anh/chị có khó khăn về tài chính.
    Đề nghị các anh/chị bố trí thời gian tham dự đầy đủ, thông tin cho các bạn trong lớp và thông báo cho BLL về nhu cầu ở KS Kim Liên và đi Hạ Long để đặt chỗ. (Ai đi Hạ Long, nhớ mang theo đồ dùng cá nhân)
    Liên hệ:
    Mai Chí Thuần, đt 0903437661, email: mcthuan@most.gov.vn
    Đặng Thị Hồng, đt 0982214758, email: dthong58@gmail.com
    Lê Thị Kim Dung, đt 0982570858, email: lkdung58@gmail.com

    Trả lờiXóa
  2. HÀ NỘI – HẠ LONG – HÀ NỘI
    Thời gian: 2 ngày 1 đêm
    Phương tiện: Ô tô
    HÀ NỘI – HẠ LONG ĂN TỐI

    NGÀY 28/11 14:00 Xe của Công ty đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Hạ Long.
    17:30 Đến Hạ Long, Quý khách nhận phòng khách sạn.
    18:00 Quý khách ăn tối và giao lưu văn nghệ (Gala Dinner)
    Nghỉ đêm tại khách sạn Sài Gòn Hạ Long 4*
    HẠ LONG – HÀ NỘI ĂN SÁNG/TRƯA


    NGÀY 29/11 Quý khách ăn sáng tại khách sạn, làm thủ tục trả phòng.
    7:30 Quý khách lên xe ra bến tàu, tham quan Vịnh Hạ Long(4 tiếng) – Di sản thế giới được UNESCO xếp hạng năm 1994 và năm 2000; thành viên Câu lạc bộ những Vịnh đẹp nhất thế giới; là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.
     Thăm Động Thiên Cung – Động đẹp nhất trong quần thể hang động ở Vịnh Hạ Long với diện tích 10.000m2.
    Quý khách ăn trưa trên tàu.
    12:00 Xe đón Quý khách tại bến tàu, trở về Hà Nội. Trên đường đi, Quý khách tham quan khu di tích Côn Sơn – khu di tích nổi tiếng gắn liền với Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi; thăm chùa Hun – Một trong ba trung tâm Phật giáo của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thờ Tam tổ Huyền Quang.
    16:00 Quý khách lên xe tiếp tục khởi hành về Hà Nội.
    18:00 Đến điểm hẹn ban đầu. Kết thúc chương trình.


    Trả lờiXóa
  3. Trần Đức Trung xin "bật mí":Họp mặt 28-11-2015 có lễ dâng hoa lên tượng đài Một thời Hoa Lửa.Nhân đây xin đăng lại bài viết về tượng đài này.Tác giả Lê Hải Hưng giáo viên của trường.

    TƯỢNG ĐÀI “SINH VIÊN LÊN ĐƯỜNG BẢO VỆ TỔ QUỐC”
    TƯỢNG ĐÀI CỦA “MỘT THỜI HOA LỬA”

    Về thăm trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội trong thời gian gần đây, giữa những công trình đồ sộ như Thư viện Tạ quang Bửu hay hệ thống đài phun nước trước tòa nhà chính C1, bạn hãy đến thăm một địa điểm đặc biệt, đó là tượng đài “Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ Quốc” mà anh em cựu chiến binh chúng tôi thường gọi là tượng đài của “Một thời hoa lửa”

    Không giống bất kỳ một mô tip của một đài kỷ niệm về chiến tranh nào, không có hình tượng người lính với khẩu súng trong tay hoặc hình ảnh ước lệ cây bút và khẩu súng, tượng đài “Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ quốc”được hình thành từ đá cẩm thạch nguyên khối, màu trắng tinh khiết, xinh xắn trong khoảng đất chừng mười mét vuông, đứng trang trọng giữa bãi cỏ xanh rì, dưới tán lá của cây muỗm già, một cây thuộc loại cổ thụ nhất trong khuôn viên Nhà trường. Với một bố cục giản dị và đầy ý nghĩa, một chiếc mũ gắn Quốc huy đặt ngay ngắn trên quyển sách đang mở, tượng đài giống như là một bục giảng hay một bàn học trò mà chủ nhân của nó vừa chợt đi đâu và nhất định sẽ trở về. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Anh Cả của lực lượng vũ trang Việt Nam khi khánh thành tượng đài đã đề lời tặng “Tổ Quốc ghi công lớp lớp thầy giáo, sinh viên đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và đóng góp xứng đáng vào chiến thắng của dân tộc. Tinh thần yêu nước mãi mãi là ngọn lửa soi sáng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước trở thành quốc gia giàu mạnh, hòa bình và hạnh phúc”.


    Được xây dựng vào tháng 10 năm 2006, đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, tượng đài “Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ Quốc” minh chứng sự tôn vinh của những người đang sống đối với một thế hệ sinh viên, đặc biệt là thế hệ sinh viên – chiến sỹ. Tại nơi đây, tháng 9 năm 1971, trên 600 sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội cùng với hàng ngàn sinh viên của các trường Đại Học Tổng Hợp, Đại Học Xây Dựng, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân… đã tạm gác bút nghiên, tạm biệt thầy cô, bạn bè và mái trường để lên đường vào Nam chiến đấu. Như một sự xắp đặt của lịch sử, tất cả những người lính trẻ ấy đã được bổ sung vào một mặt trận và cùng
    tham gia những trận chiến đấu ác liệt nhất để giành lại và gìn giữ từng tấc đất của Thành Cổ Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972. Trong những cuộc chiến đấu khốc liệt ấy, hàng trăm người lính sinh viên đã không bao giờ được trở lại mái trường thân yêu nữa, họ đã liệt oanh ngã xuống giữa chiến trường. Máu của họ đã thấm đẫm những tấc đất Thành Cổ Quảng Trị hoặc đã hòa vào dòng Thạch Hãn đau thương và anh hùng.



    Sau cuộc chiến gian khổ ấy, những người lính còn lại lại trở về với cuộc đời sinh viên. Không một chút phàn nàn, họ đã học tập giữa những trận sốt rét, giữa những cơn đau của vết thương, giữa những khó khăn của đời thường nhưng với một tinh thần mới và đã trưởng thành. Trong số họ, nhiều người đã trở thành những nhà khoa học giỏi, những nhà giáo chân chính, những nhà quản lý tài năng hoặc những sỹ quan cao cấp của quân đội. Họ đã sống, làm việc và cống hiến thật nhiều cho cuộc đời, với trách nhiệm của những người lính.

    Hôm nay, những người lính sinh viên năm nào lại gặp nhau bên tượng đài sau chuyến đi thăm chiến trường xưa. Cuộc gặp gỡ thật cảm động và đầy chất nhân văn. Họ cùng nhau rải đều xung quanh tượng đài những nắm đất còn ấm hơi đồng đội mà họ vừa cùng nhau đem về từ Thành Cổ Quảng Trị anh hùng. Nhìn họ ôm nhau và nói chuyện rất vui, tôi chợt nghĩ, rồi mai đây nắng mưa và thời gian sẽ mang nắm đất thiêng ấy hòa chung vào mảnh đất nơi chúng ta đang đứng đây như một chứng nhân của lịch sử.

    Trả lờiXóa
  4. Xin gửi các ban/anh/chị Thông báo Hội lớp K20.
    Tối 27/11 sẽ đón tiếp các bạn/anh/chị ở xa về tại KS Kim Liên, số 7 Đào Duy Anh. Rất mong các mong mọi người bố trí thời gian đến càng đông càng tốt và thông báo cho bạn bè trong lớp biết chương trình này.
    (Đặng Thị Hồng)

    Trả lờiXóa