Để hiểu một cách chân thực về đời sống tâm linh của những ông đồng, bà
đồng thì phải tham dự trọn vẹn một buổi lễ hầu đồng. Theo chân ông đồng
N.T.H đến đền Miếu Trắng (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội), tôi có cơ hội chứng
kiến tận mắt cậu sinh viên hóa thân thành những vị Thánh mang đầy màu
sắc tâm linh huyền ảo.
“Thánh” đẹp vì lụa
Nghe nhiều nhân vật “VIP” trong giới hầu đồng nói, khi lên chiếu Công đồng (khu vực trước ban thờ Mẫu, nơi các ông đồng, bà cốt nhảy đồng) các vị đồng cốt mới là chính mình.
Hôm ấy là buổi hầu của N.T.H tại đền Miếu Trắng. Theo đúng “phép tắc”, tôi cũng phải xưng hô cho phải lễ bằng… cô H.
Trước khi cô H xuất hiện, trong đầu tôi đã tưởng tượng ra một vị “Thánh” lung linh trong trang phục sặc sỡ ấn tượng. Nhưng tôi vẫn bị bất ngờ, bởi cậu sinh viên mà tôi từng biết dường như… xinh đẹp hơn và “lạ” hơn ngoài đời, nếu như vô tình tham dự khóa lễ này chắc tôi sẽ chẳng thể nào nhận ra.
H đánh son phấn, mặc trang phục Cô đôi thượng ngàn, áo thổ cẩm màu xanh, vấn khăn của người dân tộc vùng cao chẳng khác nào một thiếu nữ. H lại vốn bản mệnh mang căn Cô Bơ nên về các giá Cô lại càng phải trau truốt hơn về hình thức, phần trang điểm phải thật đẹp, thật nữ tính.
Chính vì vậy mà H đã cầu kỳ thuê một thợ “xịn” chuyên trang điểm cô dâu từ một studio ảnh viện áo cưới có tiếng tại Hà Nội. Có những người sang hơn còn thuê hẳn một chuyên gia “độc quyền” đi theo trang điểm mỗi khi hầu.
“Giới đồng bóng là vậy, bình thường có thể chẳng bằng ai, nhưng một khi đã ra hầu thì phải thật rực rỡ” - H chia sẻ.
Sau mỗi một giá đồng, các ông đồng, bà đồng lại phải thay trang phục, vì mỗi vị Thánh khác nhau lại có khuôn mặt, cách trang điểm, trang phục khác nhau. Đặc biệt là giá của các vị Thánh là nữ giới thì lại càng cầu kỳ, khuôn mặt phải làm sao thật xinh.
Chính vì vậy mà đến giá Cô Bơ (vị Thánh mà H mang căn mệnh), H cũng gắn mi giả, tô son hồng như thiếu nữ. Nét mặt thon cùng dáng người mảnh khảnh, làn da trắng khi diện bộ trang phục giá Cô Bơ khiến H càng trở nên mềm mại hơn. Cái sự nhẹ nhàng mà tôi thấy ngoài đời thực của chàng sinh viên này hóa ra lại… hợp lý.
H cho biết: “Đã là con của Thánh, không có điều kiện hầu thì thôi, nhưng một khi đã mở khóa lễ thì phải cho chỉn chu và tươm tất. Như thế mới là thành kính. Cũng giống như khi mình làm những sự kiện trọng đại trong đời, quần áo, đầu tóc đều phải chỉnh tề, thể hiện sự trang trọng”.
Đúng là giờ tôi mới thấm thía dần cái cụm từ “đồng bóng” mà người ta vẫn dùng để gọi cho những tín đồ của “Đạo Mẫu” này.
Có lẽ, bất kỳ ai khi chứng kiến trọn vẹn một đàn lễ cũng phải thốt lên một điều rằng, các Thánh đồng hóa thân trong các vị Thánh ở mỗi giá hầu thật đẹp. Mọi thứ khăn áo, đồ lễ, trang phục đều rất lòe loẹt, rực rỡ từ đầu đến cuối.
Và trong mỗi giá hầu, tôi vẫn thường thấy những người dự hầu thi thoảng lại thốt lên những lời ngợi khen “lạy cô, cô đẹp quá”. Y rằng lúc đó cô lại mỉm cười thật tươi và múa cũng thật… hăng.
Trong tiếng nhạc chầu văn, trong thứ ánh sáng nhuốm khói hương trước ban
Công đồng với đủ thứ đồ lễ được bày biện đẹp đẽ, khéo léo, tỉ mỉ và rất
lung linh, các vị “Thánh” bắt đầu… nhảy đồng.
Nhìn các ông đồng, bà đồng múa đến độ chuyên nghiệp, thật khó tin rằng họ chưa từng học qua một khóa dạy nhảy đồng nào.
Theo những người trong giới “đồng bóng”, việc nhảy đồng vốn dĩ bản mệnh những người mang căn số đã có, ra đồng ắt tự nhảy được, chẳng cần ai phải dạy, có chăng chỉ là các vị đồng thầy dạy thêm cho các quy tắc lễ nghi.
Cô H cũng thừa nhận điều này. Khi còn là một học sinh cấp 3, H ra trình đồng mở phủ, dù trước đó chưa biết đến hầu đồng và chưa từng tham dự khóa lễ nào. Nhưng ngay trong lễ khai đàn mở phủ và hầu chứng dàn H đã nhảy đồng mà không cần ai làm mẫu.
Nhảy đồng như bẩm sinh, nhưng được thực hiện cực kỳ thành thạo, nhuần nhuyễn. Mỗi động tác uốn éo đến kinh ngạc của cô H chẳng khác những diễn viên múa chuyên nghiệp. Bàn tay uốn éo thon thả, cách gập ngón giữa, cách thu ngón cái, nhả ngón út, cách vặn cổ tay… đều được H làm một cách chuyên nghiệp.
Hầu như những người có đồng tay ai cũng đều đẹp cả, thậm chí là nam giới thì tay lại càng đẹp hơn. Trong ánh sáng và không gian mờ ảo khói hương ấy, bàn tay, dáng đứng được khắc họa một cách khá huyền hoặc. Bởi lẽ, trước cửa Thánh, “nghệ thuật” là “phép màu”.
Rồi cả khi H vặn tay chèo làm động tác chèo đò trong giá Chầu Thác Bờ, hay điệu múa song kiếm trong giá Quan lớn Đệ tam, tất cả đều được thực hiện một cách nhuần nhuyễn.
Cung văn lên cao trào, đoạn hay nhất, ở giá Cô Chín, H đưa cánh tay sang trái mềm mại, vặn cổ tay một góc 45 độ, rồi đánh ánh mắt theo tay kèm theo nụ cười không thể duyên hơn, giống như những ả đào vẫn thường liếc mắt đưa tình. Những người ngồi dự trầm trồ.
Thi thoảng H lại đưa ánh mắt về phía cung văn và mỉm cười thật tươi. H cho biết, đó là một cách khen ngợi cung văn hát hay, đàn giỏi.
Rồi có những khi nhạc vui, đang múa hăng say, H lại “há”, “hú” lên một tiếng. Các vị Thánh đồng cho biết, theo tích xưa, những vị Thánh khi còn là người trần, lúc đi rừng để tránh bị thần núi, thần cây bắt vía thì không được gọi tên thật, mà thường gọi nhau bằng cách kêu tiếng “hú” “há”. Cũng dễ hiểu, bởi múa đồng chính là một hình thức diễn xướng lại các tích xưa của các vị Thánh.
Đến màn phát lộc, thường bao giờ cũng theo thứ tự, cô đồng H phát từ hầu dâng, cung văn, rồi mới đến khách dự hầu. Bao giờ phát lộc cũng phải kèm tiền vào đồ lễ và đưa cho từng người “Thánh” muốn ban lộc.
Sau khi phát lộc cho cung văn cùng hầu dâng, cô H đưa ánh mắt về phía tôi, nhẹ nhàng cầm tờ 20.000 đồng bằng ngón tay cái và ngón trỏ một cách điệu đà đặt lên chiếc đĩa đồng, kèm theo một gói kẹo, rồi cô cầm que hương đang cháy ngoáy ngoáy hai đường trên đĩa lộc rồi đưa cho tôi.
Mỗi động tác đều được làm một cách tỉ mỉ, đúng phép. Đấy là chưa kể những màn tung tiền, phải tung làm sao cho tiền bay đẹp, tung ra tứ phía, đảm bảo mọi chỗ khách ngồi dự đều có tiền rơi xuống, chứ không phải phát lộc kiểu vung tiền bừa bãi cho xong. Cái cách H xòe một xấp tiền mới mệnh giá 5.000 đồng ra như hình cái quạt rồi vung lên cũng thật đáng ngưỡng mộ vì tiền bay… đẹp.
Bỗng tiếng nhạc nhỏ dần giữa giá Cô Bơ, H cất giọng phán đồng cho một chị lên xin lộc một cách đầy trịch thượng: “Ta cầu cho ngươi phúc lộc, may mắn, làm đâu được đấy, buôn đâu lãi đấy. Cầu cho nhà ngươi mặt hoa da phấn, mắt thắm môi hồng, đi xa về gần bình an vô sự”. Đấy là cách một vị “Thánh” phán đồng. Theo H, phán cũng phải có văn, chứ không thể nói thế nào cũng được và thường dùng ngôi “ta – ngươi”.
Đến giá Quan lớn Đệ tam, vị Thánh lại ra lời phán đồng cho mọi người: “Ngày hôm nay thu thiên cát nhật, ngày lành tháng tốt, anh em ta giáng đền giáng phủ. Trên thừa lời Vương Mẫu giáng đồng bắt lính, dưới ngày nay thương bách gia trăm họ, ngày nay giáng đồng sát quỷ trừ tà. Trên thời độ cho quốc thái dân an nhân khang vật thịnh, dưới lại độ cho bách gia trăm họ nhà nào lộc nấy, cầu gì được nấy, ước sao được vậy, các ún, các tiểu thông minh ngoan ngoãn học hành trí tuệ mà làm bạn với anh sinh chị nở đến mãn chiều xế bóng. Phù hộ độ trì cho dân thôn bản hạt ở tại nơi đây được phong điều vũ thuận để ngày nay mà mưa móc thấm nhuần mà đội ơn Quan lớn ta, đội ơn cửa Vua cửa Mẫu, đội ơn Quan lớn ta để ngày nay có lời kêu tiếng lễ thỉnh bóng quan anh ta về giáng ngự hầu đồng, để ngày nay ban khen ban thưởng các ghế bách gia trăm họ…”.
Giờ thì tôi mới hiểu, khi lên chiếu công đồng, cậu sinh viên mà tôi biết được coi là vị Thánh đang giáng đồng như thế nào. Bởi thế mà cả gian điện chật ních đến độ 40 người ngồi, lại có rất nhiều người cao tuổi, cứ phải quỳ lạy, sì sụp khấn vái một ông đồng đáng tuổi cháu mình.
Sau khi kết thúc buổi lễ, tôi lại chỗ H sửa soạn thay đồ và khen buổi lễ thành công, khen H múa đẹp. Cậu cười phá lên rồi nói: “Là Thánh giáng đồng, không phải em múa”. Đúng là nếu bình thường bảo H múa đồng cho xem chắc cậu cũng không thể làm được. H giải thích, khi múa đồng cũng cần phải có điều kiện, bối cảnh cụ thể, không phải cứ hứng lên là múa được.
Ông đồng, bà đồng phải được đặt vào không gian tâm linh là các đền, phủ, các điện thờ Mẫu, có cung văn đàn, ca, sáo, nhị, có đồ lễ bày biện đẹp, có các con nhang đệ tử dự hầu, có trang phục… lúc ấy cái “máu” đồng bóng mới xuất hiện.
Cuối cùng, tôi đã thấy được cái gọi là thế giới tâm linh ảo diệu của tín ngưỡng vẫn đang được dày công nghiên cứu, vẫn được một bộ phận xã hội tin theo. Và ngay cả lớp trẻ, như những trường hợp là các sinh viên tôi biết, cũng là những vị đồng cốt góp phần tạo nên cái thế giới mang màu sắc tín ngưỡng ấy.
Nhìn các ông đồng, bà đồng múa đến độ chuyên nghiệp, thật khó tin rằng họ chưa từng học qua một khóa dạy nhảy đồng nào.
Theo những người trong giới “đồng bóng”, việc nhảy đồng vốn dĩ bản mệnh những người mang căn số đã có, ra đồng ắt tự nhảy được, chẳng cần ai phải dạy, có chăng chỉ là các vị đồng thầy dạy thêm cho các quy tắc lễ nghi.
Cô H cũng thừa nhận điều này. Khi còn là một học sinh cấp 3, H ra trình đồng mở phủ, dù trước đó chưa biết đến hầu đồng và chưa từng tham dự khóa lễ nào. Nhưng ngay trong lễ khai đàn mở phủ và hầu chứng dàn H đã nhảy đồng mà không cần ai làm mẫu.
Nhảy đồng như bẩm sinh, nhưng được thực hiện cực kỳ thành thạo, nhuần nhuyễn. Mỗi động tác uốn éo đến kinh ngạc của cô H chẳng khác những diễn viên múa chuyên nghiệp. Bàn tay uốn éo thon thả, cách gập ngón giữa, cách thu ngón cái, nhả ngón út, cách vặn cổ tay… đều được H làm một cách chuyên nghiệp.
Hầu như những người có đồng tay ai cũng đều đẹp cả, thậm chí là nam giới thì tay lại càng đẹp hơn. Trong ánh sáng và không gian mờ ảo khói hương ấy, bàn tay, dáng đứng được khắc họa một cách khá huyền hoặc. Bởi lẽ, trước cửa Thánh, “nghệ thuật” là “phép màu”.
Rồi cả khi H vặn tay chèo làm động tác chèo đò trong giá Chầu Thác Bờ, hay điệu múa song kiếm trong giá Quan lớn Đệ tam, tất cả đều được thực hiện một cách nhuần nhuyễn.
Cung văn lên cao trào, đoạn hay nhất, ở giá Cô Chín, H đưa cánh tay sang trái mềm mại, vặn cổ tay một góc 45 độ, rồi đánh ánh mắt theo tay kèm theo nụ cười không thể duyên hơn, giống như những ả đào vẫn thường liếc mắt đưa tình. Những người ngồi dự trầm trồ.
Thi thoảng H lại đưa ánh mắt về phía cung văn và mỉm cười thật tươi. H cho biết, đó là một cách khen ngợi cung văn hát hay, đàn giỏi.
Rồi có những khi nhạc vui, đang múa hăng say, H lại “há”, “hú” lên một tiếng. Các vị Thánh đồng cho biết, theo tích xưa, những vị Thánh khi còn là người trần, lúc đi rừng để tránh bị thần núi, thần cây bắt vía thì không được gọi tên thật, mà thường gọi nhau bằng cách kêu tiếng “hú” “há”. Cũng dễ hiểu, bởi múa đồng chính là một hình thức diễn xướng lại các tích xưa của các vị Thánh.
Đến màn phát lộc, thường bao giờ cũng theo thứ tự, cô đồng H phát từ hầu dâng, cung văn, rồi mới đến khách dự hầu. Bao giờ phát lộc cũng phải kèm tiền vào đồ lễ và đưa cho từng người “Thánh” muốn ban lộc.
Sau khi phát lộc cho cung văn cùng hầu dâng, cô H đưa ánh mắt về phía tôi, nhẹ nhàng cầm tờ 20.000 đồng bằng ngón tay cái và ngón trỏ một cách điệu đà đặt lên chiếc đĩa đồng, kèm theo một gói kẹo, rồi cô cầm que hương đang cháy ngoáy ngoáy hai đường trên đĩa lộc rồi đưa cho tôi.
Mỗi động tác đều được làm một cách tỉ mỉ, đúng phép. Đấy là chưa kể những màn tung tiền, phải tung làm sao cho tiền bay đẹp, tung ra tứ phía, đảm bảo mọi chỗ khách ngồi dự đều có tiền rơi xuống, chứ không phải phát lộc kiểu vung tiền bừa bãi cho xong. Cái cách H xòe một xấp tiền mới mệnh giá 5.000 đồng ra như hình cái quạt rồi vung lên cũng thật đáng ngưỡng mộ vì tiền bay… đẹp.
Bỗng tiếng nhạc nhỏ dần giữa giá Cô Bơ, H cất giọng phán đồng cho một chị lên xin lộc một cách đầy trịch thượng: “Ta cầu cho ngươi phúc lộc, may mắn, làm đâu được đấy, buôn đâu lãi đấy. Cầu cho nhà ngươi mặt hoa da phấn, mắt thắm môi hồng, đi xa về gần bình an vô sự”. Đấy là cách một vị “Thánh” phán đồng. Theo H, phán cũng phải có văn, chứ không thể nói thế nào cũng được và thường dùng ngôi “ta – ngươi”.
Đến giá Quan lớn Đệ tam, vị Thánh lại ra lời phán đồng cho mọi người: “Ngày hôm nay thu thiên cát nhật, ngày lành tháng tốt, anh em ta giáng đền giáng phủ. Trên thừa lời Vương Mẫu giáng đồng bắt lính, dưới ngày nay thương bách gia trăm họ, ngày nay giáng đồng sát quỷ trừ tà. Trên thời độ cho quốc thái dân an nhân khang vật thịnh, dưới lại độ cho bách gia trăm họ nhà nào lộc nấy, cầu gì được nấy, ước sao được vậy, các ún, các tiểu thông minh ngoan ngoãn học hành trí tuệ mà làm bạn với anh sinh chị nở đến mãn chiều xế bóng. Phù hộ độ trì cho dân thôn bản hạt ở tại nơi đây được phong điều vũ thuận để ngày nay mà mưa móc thấm nhuần mà đội ơn Quan lớn ta, đội ơn cửa Vua cửa Mẫu, đội ơn Quan lớn ta để ngày nay có lời kêu tiếng lễ thỉnh bóng quan anh ta về giáng ngự hầu đồng, để ngày nay ban khen ban thưởng các ghế bách gia trăm họ…”.
Giờ thì tôi mới hiểu, khi lên chiếu công đồng, cậu sinh viên mà tôi biết được coi là vị Thánh đang giáng đồng như thế nào. Bởi thế mà cả gian điện chật ních đến độ 40 người ngồi, lại có rất nhiều người cao tuổi, cứ phải quỳ lạy, sì sụp khấn vái một ông đồng đáng tuổi cháu mình.
Sau khi kết thúc buổi lễ, tôi lại chỗ H sửa soạn thay đồ và khen buổi lễ thành công, khen H múa đẹp. Cậu cười phá lên rồi nói: “Là Thánh giáng đồng, không phải em múa”. Đúng là nếu bình thường bảo H múa đồng cho xem chắc cậu cũng không thể làm được. H giải thích, khi múa đồng cũng cần phải có điều kiện, bối cảnh cụ thể, không phải cứ hứng lên là múa được.
Ông đồng, bà đồng phải được đặt vào không gian tâm linh là các đền, phủ, các điện thờ Mẫu, có cung văn đàn, ca, sáo, nhị, có đồ lễ bày biện đẹp, có các con nhang đệ tử dự hầu, có trang phục… lúc ấy cái “máu” đồng bóng mới xuất hiện.
Cuối cùng, tôi đã thấy được cái gọi là thế giới tâm linh ảo diệu của tín ngưỡng vẫn đang được dày công nghiên cứu, vẫn được một bộ phận xã hội tin theo. Và ngay cả lớp trẻ, như những trường hợp là các sinh viên tôi biết, cũng là những vị đồng cốt góp phần tạo nên cái thế giới mang màu sắc tín ngưỡng ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét