Tác giả: TS. Dương Xuân thành.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Người xưa có câu: “Bần cư trung thị vô nhân vấn, phú tại sơn lâm hữu khách tầm”, đa số người dịch đều theo nghĩa đen của câu nói đại ý là “kẻ nghèo ở giữa phố phường chả có ai đến hỏi han, kẻ giàu ở trên rừng núi vẫn có người tìm gặp”.
Thực ra câu này còn một ẩn ý sâu xa ít người để tâm, đó là: những kẻ bất tài, nghèo về tư tưởng, đạo đức dù có đắp lên mình bao nhiêu hào quang thì rốt cuộc cũng chẳng ai thèm để ý. Những con người, bằng chính sự hy sinh cuộc đời mình, mang lại vinh quang cho dân cho nước, sớm muộn cũng được đất nước tôn vinh, được muôn dân ngưỡng vọng.
Những ngày gần đây nhiều nhân sĩ, báo
đài đề cập tôn vinh đại tướng Võ Nguyên Giáp như đặt tên đường, quảng
trường, phong hàm nguyên soái hoặc cần đưa tên tuổi, hình ảnh Đại tướng
vào sách giáo khoa… Đó là việc cần phải làm, chỉ có điều làm như thế nào
và làm để làm gì?
Trước khi bắt đầu có lẽ nên chú ý đến hai sự kiện, hai thời điểm lịch sử gắn liền với cuộc đời Đại tướng. Trận Điện Biên Phủ, Đại tướng quyết đánh chậm, đánh chắc, chiến dịch Hồ Chí Minh, Đại tướng yêu cầu thần tốc, táo bạo.
Tôn vinh Đại tướng, nhất là chuyện viết lại sách giáo khoa lịch sử có lẽ cũng nên học Đại tướng, lúc nào nên chậm, lúc nào nên nhanh, nếu vội vàng sau này có khi lại tiếc, giá mà lúc đó nghiên cứu kỹ hơn, chuẩn bị tốt hơn…
Trước khi bắt đầu có lẽ nên chú ý đến hai sự kiện, hai thời điểm lịch sử gắn liền với cuộc đời Đại tướng. Trận Điện Biên Phủ, Đại tướng quyết đánh chậm, đánh chắc, chiến dịch Hồ Chí Minh, Đại tướng yêu cầu thần tốc, táo bạo.
Tôn vinh Đại tướng, nhất là chuyện viết lại sách giáo khoa lịch sử có lẽ cũng nên học Đại tướng, lúc nào nên chậm, lúc nào nên nhanh, nếu vội vàng sau này có khi lại tiếc, giá mà lúc đó nghiên cứu kỹ hơn, chuẩn bị tốt hơn…
Về đặt tên đường ở thủ đô Hà Nội, cho
đến khi viết những dòng này, người viết vẫn cảm thấy một nỗi buồn khó
diễn tả, có hai nhân vật gắn liền với lịch sử giữ nước và mở mang bờ cõi
là Trần Thủ Độ và Huyền Trân công Chúa.
Sách Toàn thư và Cương mục ghi lại câu
nói đanh thép của thái sư Trần Thủ Độ: “Đầu thần chưa rơi xuống đất,
xin bệ hạ đừng lo” khi trả lời vua Trần Nhân Tông về chiến lược chống
quân Nguyên cho thấy ngài là bậc kiệt xuất, đi đầu trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước của dân tộc. Tuy nhiên hơn 50 năm sau giải phóng thủ
đô, khi các danh tướng thời Trần và cả những gia nhân như Yết Kiêu, Dã
Tượng đã có tên phố thì mãi đến tháng 6/2008 Hà Nội mới có phố Trần Thủ
Độ ở quận Hoàng Mai, một quận mới thành lập.
Thời Pháp thuộc, Hà Nội có phố Huyền
Trân Công Chúa, mười năm sau khi hòa bình lập lại, năm 1964 bị đổi thành
phố Bùi Thị Xuân. Ở Huế năm 2006 đã thành lập Trung tâm văn hóa Huyền
Trân rộng 28 ha, thành phố Vũng tàu có đường Huyền Trân Công Chúa. Có
người hỏi vì sao ở Hà Nội phố Bà Huyện Thanh Quan thì được giữ lại mà
phố Huyền Trân Công Chúa thì lại bị đổi, chẳng có ai trả lời được vì
mọi sự so sánh đều khập khiễng. Tuy không có công chống giặc giữ nước,
không có tài làm thơ hay kinh bang tế thế nhưng lịch sử luôn luôn ghi
nhận nhờ có Huyền Trân Công Chúa mà nước Việt có thêm châu Ô, châu Rí
(Lý), bờ cõi mở mang đến đất Thừa Thiên Huế ngày nay.
Các vĩ nhân, họ đã đi qua những thăng
trầm của lịch sử mỗi dân tộc, của nhân loại và cả sự “ái, ố, hỷ, nộ” của
đời người. Trong số đó có kẻ ngửa mặt nhổ nước bọt lên trời và không ít
những con người ngửa mặt nhìn trời để nước mắt không rơi xuống đất.
Việc hàng vạn người dân tự phát đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 30 Hoàng Diệu, không phải là để vinh danh mà là ngưỡng vọng Đại tướng. Vinh danh là việc của quốc gia, ngưỡng vọng là của lòng người. Kể từ khi dựng nước, người Việt đã phong thánh cho bốn vị: Thánh Dóng, Thánh Tản (viên), Thánh Trần (Trần Hưng Đạo), Thánh Quát (Cao Bá Quát).
Hai vị thánh đầu là nhân vật huyền thoại, hai vị sau là người thực. Hai con người thực ấy một văn, một võ với bao thăng trầm cuộc đời và sự nghiệp. Vì sự thống nhất quốc gia, Hưng Đạo Vương đã buộc phải đày người con trai thứ ba là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng ra tận biên giới Cửa Ông, chỉ cho về viếng tang sau khi đậy nắp quan tài.
Vì chống lại sự bất công của triều đình phong kiến mà Cao Bá Quát phải tội tru di. Điều may mắn là lịch sử rất công bằng, lòng dân rất công bằng, vậy thì cái danh đối với vĩ nhân đâu có gì đáng kể. Xưng tụng, tôn vinh không phải là cho người đã khuất mà chính là cho người còn sống và các thế hệ mai sau.
Dòng người chậm rãi hướng đến ngôi nhà
30 Hoàng Diệu những ngày quốc tang giống như một cuộc biểu dương lực
lượng của lòng yêu nước và sự tôn vinh phầm giá con người Việt Nam. Nhờ
có nó mà dù cả trăm tộc người Việt phía nam sông Dương Tử bị người Hoa
Hạ đồng hóa nhưng Âu Việt và Lạc Việt vẫn tồn tại lập nên nước Âu Lạc –
Việt Nam ngày nay. Trên bức tường những danh nhân làm nên thế kỷ 20 ở
Pháp có gương mặt hai người con ưu tú của dân tộc Việt là Hồ Chí Minh và
Võ Nguyên Giáp, trong số hơn 20 vị tướng lừng danh mọi thời đại có tên
đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong cuốn sách 'One man’s View of
the World' nguyên thủ tướng Singapore, Ông Lý Quang Diệu cho rằng:
“người Việt là một trong những dân tộc năng động và thông minh nhất
trong khu vực Đông Nam Á, sinh viên Việt Nam thường xuyên giành được
những điểm số cao nhất trong các kỳ thi tầm cỡ quốc tế”.
Chúng ta, những người đang sống, đang thừa hưởng thành quả mà tiền nhân gây dựng liệu có thấy lòng mình sáng thêm chút nào không khi xuy ngẫm về cuộc đời Đại tướng? Có thấy xấu hổ khi lúc nào cũng coi mình là người nghèo, là nước nhỏ không? Làm sao một dân tộc thông minh và anh hùng như thế, tài nguyên giàu có như thế, sản sinh cho nhân loại những vĩ nhân như thế lại chậm tiến và lạc hậu hàng mấy mươi năm so với thế giới như thế?
Chúng ta, những người đang sống, đang thừa hưởng thành quả mà tiền nhân gây dựng liệu có thấy lòng mình sáng thêm chút nào không khi xuy ngẫm về cuộc đời Đại tướng? Có thấy xấu hổ khi lúc nào cũng coi mình là người nghèo, là nước nhỏ không? Làm sao một dân tộc thông minh và anh hùng như thế, tài nguyên giàu có như thế, sản sinh cho nhân loại những vĩ nhân như thế lại chậm tiến và lạc hậu hàng mấy mươi năm so với thế giới như thế?
Sự thiếu vắng tư liệu về Đại tướng
trong sách giáo khoa lịch sử không hề làm cho thế hệ trẻ không biết về
Đại tướng như một số người lầm tưởng. Trong dòng người mang hoa đến 30
Hoàng Diệu có rất nhiều học sinh, sinh viên, thanh niên tình nguyện, có
tốp học sinh dân tộc đi hơn 300 km về xếp hàng nhưng không kịp viếng vì
hết giờ. Có ai bắt họ làm như vậy nếu không phải là lòng thành kính từ
trong tâm của thế hệ trẻ?
Kho tàng tư liệu về Đại tướng vô cùng
phong phú, đưa vào sách những thông tin gì để hàng trăm, hàng nghìn năm
sau, con cháu không phải tranh luận về những điểm chưa rõ hay còn thiếu,
để cho hậu thế cảm nhận được đầy đủ những nét “ái, ố, hỷ, nộ” của cuộc
đời vĩ nhân mới là điều cần cân nhắc. Chỉ khi nào chúng ta dũng cảm làm
được điều đó thì sách giáo khoa lịch sử mới xứng đáng là lịch sử, nếu
không nó chỉ là sách giáo khoa thời sự mà thôi.
Cũng cần nói thêm rằng không chỉ sách
giáo khoa lịch sử, cả sách văn học, địa lý, giáo dục công dân… cũng có
nhiều điều cần thay đổi. Các địa danh, địa mạo, sông núi nước Nam đều
gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước, cũng gắn liền với tên
tuổi các anh hùng dân tộc, không có lẽ giáo viên Địa lý chỉ biết Trường
Sơn là một dãy núi chạy từ bắc vào nam?
Tri ân Đại tướng, thiết nghĩ việc đầu
tiên mà thành phố Hà Nội nên làm là chuẩn bị một nơi khang trang cho phu
nhân Đại tướng và gia đình sinh sống, khu nhà 30 Hoàng Diệu cần được
quy hoạch thành khu lưu niệm, có tượng đài, có lư hương để những người
không vào được Vũng Chùa – Đảo Yến có thể thành kính dâng nén nhang
tưởng niệm. Nơi đó nên là một không gian mở để bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào
cũng có thể tới tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của Đại tướng, để cho
những con người phiền muộn hay mặc cảm tìm thấy một chốn an bình, tĩnh
tâm trước sự xoay vần của thế sự.
“Con người sợ thời gian, thời gian sợ
các kim tự tháp”, câu nói ấy ngụ ý các kim tự tháp có thể tồn tại qua
rất nhiều thời đại, giống như các chứng nhân của lịch sử, song thực tế
chẳng kim tự tháp nào có thể tồn tại vĩnh viễn, không bị thời gian bào
mòn thì cũng bị chính con người phá hủy. Chỉ có những điều được lưu
truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác mới là trường tồn, mới là
vĩnh cửu.
Hãy đừng nhân danh tôn vinh Đại tướng
mà phải di chuyển bức tượng người này người khác, hay đổi tên công viên
đang có. Lúc sinh thời, Đại tướng không đồng ý lấy tên mình đặt cho
trường chuyên Quảng Bình, khi từ biệt nhân gian chắc Đại tướng cũng
không muốn vì mình mà làm tổn thương người khác, đạo lý ấy chúng ta cần
phải ghi nhận.
Khát vọng của tiền nhân là xây dựng
một quốc gia độc lập, hùng cường, bao máu xương đã tô thắm ngọn cờ tổ
quốc, nếu ngày nay chúng ta không dám ngẩng cao đầu nhìn thiên hạ thì đó
là lỗi của kẻ hậu nhân, biết lỗi mà không sửa thì trở thành tội đồ muôn
thủa.
Tôi tôn tác giả bài viết làm thày,sau đây là một comment tới bài phát biểu của Ô Dương Trung Quốc:
Trả lờiXóaViệc đặt tên đường phố mang tên Đại tướng.Tôi luôn cho rằng việc đổi tên những phố cũ đường cũ,cho dù là hoành tráng đến đau cũng là xúc phạm đén Đại tướng ,gia đình đại tướng,người Hà nội gốc(có cả tôi và Ô DTQ).Ngay vườn hoa Lê Nin ,nếu không trở về tên :Canh nông thì cũng cần có tên nào đó ca ngợi ngành nông nghiệp của chúng ta.Một ngành mà đã giúp TT Nguyễn Tấn Dũng có tiếng vang ,diễn văn đọc HĐLHQ vừa rồi.Cá nhân tôi hãy đặt tên cụ Kim Ngọc là chính xác nhất.Buồn là lúc mất cụ Kim Ngọc mới được vinh danh.Song chính “khoán 10” mới là cứu cánh cho lúa gạo của ta ,chứ không phải HTX…Bảo tàng Đại tướng,nếu không phải Bảo tàng quân đội,Ô Lê Mã Lương…trực tiếp đè xuất và tự thực hiện như là một phân hiệu lớn của bảo tàng quân sự Việt nam?Gia đình đại tướng là trí thức ,đại trí thức.Nên chăng mỗi khi xây dựng tượng đài,nhất thiết nên tham khảo ý kiến của gia đình.Cuối cùng về cách gọi tên đường,tên địa danh nơi Đại tướng Yên nghỉ.Với người Việt ta thường là Đường Đại tướng (chỉ khi đưa tiễn người),mộ (lăng) ông tướng hoặc đại tướng.Như Lăng Bác nghe thuận hơn với Lăng Hồ Chí Minh…