CHÀO MỪNG...

Blog của tập thể K20 Đại học Bách khoa Hà Nội

23/3/14

Nhà văn như Thị Nở.


Sau đây là trả lời và lí giải của nhà phê bình văn học (NPBVH )Phạm Xuân Nguyên,lấy tên sách là vậy:

Truyện “Chí Phèo” thì đã quá quen thuộc rồi, nhưng đọc lại nó vào dịp ấy tôi chợt nảy ra cái ý như tên bài đã nói rõ. Chí Phèo đã cưỡng bức Thị Nở nhưng chính nhờ Thị và bát cháo hành của Thị sau cơn cưỡng bức ấy Chí mới cảm nhận lại được mình là người và muốn làm người. 
Trong bài tôi đã viết: “Bát cháo hành của Thị Nở vào lúc đó là đỉnh điểm hạnh phúc của Chí Phèo đồng thời cũng là khởi điểm tấn bi kịch làm người của hắn. Hắn đã được yêu nên hắn tự biết. Hắn không say được nữa rồi dù có uống lại bao nhiêu rượu. Thị Nở đã khơi dậy trong hắn mơ hồ cảm thức về quyền con người được lương thiện. 
Bát cháo hành Thị Nở đã thổi bùng đốm lửa hiền trong con người hắn thành trận lửa dữ là chính vì cái câu hỏi không có câu trả lời này. Hơi cháo hành thoang thoảng mà đủ sức mạnh át cả mùi rượu sặc sụa, mà khiến tâm linh cú tỉnh, mà buộc thằng lưu manh phải vùng lên tìm cách đòi quyền sống. Văn học phải sao là cái hơi đó. Nhà văn làm sao tỏa được cái hơi đó. Sao cho mỗi trang văn là một bát cháo hành Thị Nở cho người đọc văn”. 
Lời bình:Giật mình về cái tiêu đề này,song thật sự là người ta hay bị lừa bởi nghĩa đen thông thường của ngôn từ?Nhưng cũng không mới,vì Chí Phèo nguyên bản đầu tiên Nam Cao đăng đàn ,cũng lấy tên là Đôi lứa xứng đôi...Đúng rồi!Nhà văn dù có xấu xa hay tốt đẹp thế nào,cũng phải tìm cái nhân văn nhỏ nhất chia sẻ với người đọc?Chí ít cũng bằng Thị Nở...Gần đây một số học sinh luận văn ,khi sa đà vào Phân tích mối tình Nở ,Chí...thì dư luận lại vội chụp mũ cho họ này kia,lạc đề...Nhưng giảng dạy trong trường PT sách của PXN,quan điểm của Ô cũng nên được tham khảo?
                                       
                           Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên
(Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét