CHÀO MỪNG...

Blog của tập thể K20 Đại học Bách khoa Hà Nội

7/10/14

KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG


Đi bắt cua
          Đã là người dân Việt Nam, có lẽ chẳng ai không biết: Con cua tám cẳng hai càng…, thế nhưng, có nhiều người không biết cua sống ở đâu và làm sao để bắt được cua?

          Trước đây, người ta chủ yếu bắt cua sống tự nhiên (sau này mới có cua nuôi). Ở những chân ruộng lúa nước, cua thường tự đào hang để ở hoặc cua lang thang vào chiếm hang có sẵn. Dù tự đào hay hang có sẵn thì hầu hết những hang này đều ở sát mép nước hoặc sát mặt ruộng. Khi cua đã vào hang bao giờ nó cũng đùn một ít bùn nhão ra miệng hang để khẳng định chủ quyền. Chính vì đặc tính này nên chúng dễ bị lộ và con người lợi dụng tập tính này bắt sống mang về.
          Đi bắt cua (gọi là móc cua) đơn giản lắm, nếu có ý định đi thì cần mang theo giỏ. Giỏ được đan bằng tre hoặc giang, hình giống quả bầu nậm, miệng giỏ có hom để giữ kín. Móc cua chủ yếu dùng cánh tay là chính, tuy nhiên, người có nhiều kinh nghiệm thì có thể dùng móc để bắt. Móc là một đoạn dây sắt cỡ 3 -:- 4 ly dài khoảng nửa mét, một đầu đập bẹt, mài nhẵn và uốn vuông góc khoảng 2,5cm, đầu kia được tra vào tay cầm bằng tre hoặc gỗ.  
         Người đi móc cua cứ lội dọc bờ ruộng (có thể đi trên bờ và quan sát 2 bên), khi thấy có một chút bùn nhão, còn mới xuất hiện là y như phía dưới có hang cua. Chỉ việc gạt cục bùn là hang lộ ra, khi ấy cần khum bàn tay lại và ấn vào hang. Trong hang, cua thường nằm ở cuối hang, lúc này người móc cua chỉ cần lựa nghiêng tay theo chiều của mai cua và kéo ra. Với những hang có sẵn, lại có ngách thông lên trên thì cua hay nằm ở ngách, lúc này cần khéo léo xoay và lựa tay để kéo cua ra. 
         Nếu dùng móc, khi thấy hang cua cần gạt bùn ra, khéo léo đưa móc vào trong đến khi nào nghe thấy tiếng chạm vào cua thì phải điều chỉnh đưa móc qua mai cua và từ từ, kiên nhẫn kéo móc ra. Nếu nóng vội kéo ra có khi cua rụng hết cả chân và càng, cũng có khi xé rách cả mai cua kéo ra…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét