“Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ
trồng ngô khoai”
Xuân về gợi nhớ tuổi thơ
Thả trâu đuổi bướm bên bờ sông quê
Bãi ngô xanh mướt triền đê
Rặng tre san sát, vùng quê yên bình
Cây đa, bến nước, mái đình rêu phong
Cánh diều chao lượn từng không
Gió mang tiếng sáo vào lòng trẻ thơ
Dòng sông nuôi những ước mơ
Mang phù sa đến bãi bờ ven sông…
Sông nay giờ đã nên đồng
Ai người tìm lại con sông thủa nào?
Cuộc đời như giấc chiêm bao
Quê hương hai tiếng nghe sao ân tình
Tuổi thơ giữ lại cho mình
Sông quê còn mãi những hình ảnh xưa
Chúc mừng năm mới tác giả!Chúc mừng blog hoak20 1 tết,có bài thơ hay.Cá nhân tôi thích tác giả,trình bày bài thơ theo kiểu ban đầu:Thơ văn xuôi.Đầu năm đọc thế hay hơn ,ngấm hơn...
Trả lờiXóaQuê tôi cũng bên bờ sông Hồng. Hiện sông bị bồi lấp nhiều, giờ chỉ như con lạch nhỏ. Không biết có phải bài thơ này viết về sông Hồng đoạn qua quê tôi không?
Trả lờiXóaCảm nhận và bình bài thơ Nhớ tuổi thơ.
Trả lờiXóaHọc văn trước hết học được cái cảm nhận một bài thơ,văn.Bình luận gì cũng theo sự cảm nhận đó.Một kĩ sư dù giỏi văn hay không cũng là cảm nhận văn chương ở trình độ hết phổ thông?Đương nhiên là nhà văn ,nhà thơ thì khác họ phải học lên nhiều lắm?Mài giũa ngọn bút của họ nhiều lắm.Tôi chỉ muốn nói cảm nhận của mình ở kiến thức hết phổ thông thông thôi…
Như đã nói:Thích bài thơ ở điểm.Đầu năm đọc được một bài thơ hay,viết theo kiểu thơ văn xuôi.(Hay vào blog ta ,nên biết lúc đầu là vậy).Còn trình bày theo đúng dạng thơ,thì ý tưởng là khó liền mạch?Những khổ thơ riêng biệt buộc người xem phải xét nét hơn,chậm rãi hơn…Tìm cho được ý tứ ,câu chữ nào là mới nhất và chưa thấy bao giờ?Tôi tin là bài thơ này không phải của nhà văn ,nhà thơ…nào trong cộng đồng Hóa 20.Họ là chuyên nghiệp thì chẳng bao giờ “đụng hàng “cả?Ý tưởng của bài thơ,thực ra nhiều dòng sông đều gắn cả với một đời người.Thậm chí nhiều thành phố,một miền đồng bằng rộng lớn phì nhiêu…Tuổi thơ cũng là vậy?Nhưng mùa xuân mà nhớ về một dòng sông gắn với tuổi thơ…đã không lạ,mới & khó thuyết phục.Nó đi vào hồn của người Việt là :Mùa hè lâu rồi,nhất là gắn với tuổi thơ.Mùa xuân qua con sông quê thì những tình cảm sâu đậm còn lan tới cả khách lữ hành?Bãi ngô xanh mướt triền đê.Sông nào đã có đê thì có bãi ngoài đê?Mà cũng lạ,sao đất nặng phù sa,như vậy mà dân Việt ta ít khi trồng lúa?Liệu có phải vì Khoai đất lạ ,mạ đất quen?Có bạn nhầm là đoạn sông quê mình?Tôi gọi là nhầm vì khó có con sông nào như vậy?Chăn trâu thế là xa lắm,nó không phải đồng nhà tận ngoài bãi…Thực tế thì do cát tặc,do thủy điện…làm thay đổi dòng chảy nhiều bãi ngoài sông đã mất.Hơn nữa còn ăn mòn vào sát chân đê,nếu không có đê thì nhiều làng xóm ruộng vườn đã mất theo(các sông ở miền Nam là điển hình)…Tôi cũng không hiểu sao Hải phòng có con sông Lấp,lại luôn có những hẹn hò bên dòng sông Lấp?Sông Lấp đấy ,song nó là vĩnh cửu?Xuân này xem tivi nói về bối cảnh quay phim:Đến hẹn lại nên.Cây đa ,bến nước, sân đình vẫn còn đó,song xung quanh thì những nhà cao tầng mọc chen chân ,đủ loại kiến trúc.Nghệ nhân hát quan họ có tham gia đóng phim,cũng phàn nàn rằng,cảnh trí đóng phim đâu có còn…Tôi thì cho rằng thế là bi quan,còn sông Cầu ,còn mái đình bến nước …thì cảnh trí vẫn còn.Kĩ thuật hiện đại họ có thể làm nhòa đi cái cảnh nhà cao tầng kia,cảnh cũ vẫn phục hồi được nếu làm phim…Thế còn riêng lẻ từng câu,hay và đáng nói cũng không phải là không có?Gió mang tiếng sáo vào lòng trẻ thơ.Sao không thể vào hồn trẻ thơ?Tưởng ông Trạng Quỳnh,yêu cầu dẹp chợ phơi sách,rồi phơi mỗi cái bụng là cổ xưa quá rồi chứ?Đành rằng kí ức tuổi thơ mà có được trên lưng trâu,nghe sáo diều là cái xa xỉ ngay cả với tổng thống bây giờ?Tôi mà làm du lịch,sẽ quên ngay con ngựa…cho du khách cưỡi trâu(Nhất là du khách là trẻ em).Đương nhiên còn ý nghĩa thiêng liêng hơn nhiều với tục chọi trâu,vô địch mà ông Trâu vẫn bị làm thịt?Hơn nữa nhiều ông vua Việt cũng đã từng là trẻ trâu:Đinh Bộ Lĩnh…Đâu rồi dòng sông quê mình?Tôi muốn đổi lại là:Đâu rồi sông ấy quê mình?...Nhưng câu thơ hay nhất,lại là câu nói:Tuổi thơ giữ lại cho mình!Không ai muốn thay đổi quá khứ,và quá khứ là tuổi thơ cũng chẳng ai thay đồi được?Nhân loại luôn bị dọa rằng :Biến đổi khí hậu.Song tôi vẫn chưa tin lắm.Tất cả là do con người cả thôi?50 năm trước,học bài Chúc tết của cụ Tú Xương.Người ta chỉ đánh giá rằng:Tú Xương phê phán cái hủ tục phong kiến lạc hâu mà không coi đó là những cảnh báo cho nhân loại?Giờ thì phải nói là những cảnh báo cùa cụ Tú Xương là tất yếu và không thể tránh được…Phố phường chật hẹp người đông đúc.Bồng bế nhau lên ở núi non.Núi non bây giờ có lẽ cũng hết đất ở rồi…Nên lấp sông ,lấp hồ là có thể có,song để thành ruộng thì không phải?Thành phố, thành làng mới là thật.
Mùng 3 tết,lời nói đẹp đã ngắn.
N.A.D