Kỳ 1: Nhân câu chuyện xem một bộ phim
Trần Đức Trung đã có lần
mời K20H xem phim “Chớp mắt cùng số phận”... Nói là riêng tư, song cũng không
thật riêng tư lắm, vì trong đó cũng là chia sẻ cái chung của một số người sau
này về học K20H. Như các ông Đặng Thìn, Nguyễn Vũ Cường, Trần Đức Trung là học
K14 (1969). Một ông nữa cũng tên là Hải (Không phải Trần Sơn Hải) học K13 (1968)
(hóa máy thì phải). Các ông Hồ Anh Tuấn, Nguyễn Huy Hưng, Nguyễn Đại Hưng là
học K16 (1971), K17 (1972), K18 (1973). Như thế là thành viên Hóa 20 BKHN thuộc
nhiều khóa sinh viên, chí ít là từ 1969 (năm Bác Hồ mất) đến nay. Và sau này
nữa, nhiều ông bà đang dạy Hóa BKHN, con cháu đang học ở Bách Khoa.
Dễ tìm trên mạng cái ông
Nguyễn Chiến Thắng (nguyên Đại sứ VN tại Campuchia) người viết kịch bản của
phim “Chớp mắt cùng số phận”. Không biết ông này có dây mơ dễ má gì với ĐHBK
hay tình cờ lấy bối cảnh phim là lớp H69 (K14) hay không? Phim ảnh thì yếu tố
thực đã được nghệ thuật hóa lên, song những người học K14 vẫn có thể tìm hình
bóng mình trong đó.
Địa chỉ bưu điện của cái
lớp k14, mà tôi nhớ lại, ví dụ như sau: “Người nhận: Đặng
Thìn; H69, Tổ 4; Ngọc Bộ, Long Hưng, Văn Giang, Hải Hưng”. Có lẽ với Bách Khoa, cái
kí tự H69 trong chiến tranh, (theo các tác giả phim) là đảm bảo bí mật chăng? Song
chế tạo máy, vô tuyến điện... các khoa ấy có kí tự thế nào? Ngay bây giờ hỏi Bách
Khoa là K bao nhiêu rồi cũng khó biết ngay, nếu không tính nhẩm. So với trường
Đại học Hà Nội, cùng năm thành lập với BKHN (1959), song vì lí do đổi tên
trường, nên khóa học họ gọi tên theo năm: K13 (năm 2013), K14 (2014)... (Còn
Đại học Bách khoa Hà Nội thì gọi K theo thứ tự từ năm thành lập, chứ không gọi
theo năm học như các trường đại học khác)
K14 Hóa ĐHBK lúc đó chia
làm 3 lớp: H1, H2, H3. (H1 hóa máy, H2 hữu cơ, cao phân tử, H3 vô cơ, Điện hóa,
Silicate). Trần Đức Trung, Đặng Thìn, Nguyễn Vũ Cường học lớp H3. Giáo viên chủ
nhiệm là thày Hiền dạy hình họa, sau thày Hiền cũng xây dựng gia đình với cô
May là sinh viên của lớp.
Tuy nhiên, trong phim nói thày chủ nhiệm đào hầm là không có thực, vì trường Đại học đi sơ tán thì mọi việc, từ dựng phòng học, đến việc đời sống đều do sinh viên làm. Cái này luôn đúng vì các lớp sinh viên, lớp trưởng đều là đảng viên, thậm chí trong lớp có nhiều đảng viên còn giáo viên chủ nhiệm đa phần là chưa đảng viên. Bí thư chi bộ là bác Xuân (sau làm đến Phó ban Nội chính trung ương), người điều hành gần như hầu hết công việc của lớp, của khoa sơ tán. Nguyễn Vũ Cường, công nhân nhà máy ciment Vĩnh Phúc đi học làm lớp trưởng. Thày Quỳnh dạy toán, thày Bá dạy H1, thày Quí (nhà phố Hàng Điếu) dạy Nga văn... Cán bộ lớp thì đa phần là cán bộ đi học, thày giáo đa phần cũng rất trẻ chưa có gia đình (có lẽ trừ thày Bá).
Tuy nhiên, trong phim nói thày chủ nhiệm đào hầm là không có thực, vì trường Đại học đi sơ tán thì mọi việc, từ dựng phòng học, đến việc đời sống đều do sinh viên làm. Cái này luôn đúng vì các lớp sinh viên, lớp trưởng đều là đảng viên, thậm chí trong lớp có nhiều đảng viên còn giáo viên chủ nhiệm đa phần là chưa đảng viên. Bí thư chi bộ là bác Xuân (sau làm đến Phó ban Nội chính trung ương), người điều hành gần như hầu hết công việc của lớp, của khoa sơ tán. Nguyễn Vũ Cường, công nhân nhà máy ciment Vĩnh Phúc đi học làm lớp trưởng. Thày Quỳnh dạy toán, thày Bá dạy H1, thày Quí (nhà phố Hàng Điếu) dạy Nga văn... Cán bộ lớp thì đa phần là cán bộ đi học, thày giáo đa phần cũng rất trẻ chưa có gia đình (có lẽ trừ thày Bá).
Mỗi lớp có bếp ăn riêng.
Quản lí, thủ kho gạo thực phẩm là sinh viên, sinh viên phải tự đi vác gạo, lấy
gạo. Cũng chả xa xôi gì, kho gạo gần thị trấn Văn Giang... cách chỗ ở 7-8 km. Lúc
đó không có bom đạn, không phải đào hầm. Một lần trận địa tên lửa gần đó, có bắn
máy bay... Tiếng nổ dữ dội. Sơ tán một năm, sau về Hà Nội chuẩn bị vào năm thứ
2 thì Trần Đức Trung đi bộ đội (26/8/1970).
Tháng 8/2009, tôi cùng
với các cụ H69 trên đường đi Hải Phòng họp khóa 40 năm có ghé qua Ngọc Bộ, Long
Hưng sau 40 năm. Tìm mãi mới được cậu con trai chủ nhà tên Hà (lúc đó hắn học
lớp 6 cũ rất nghịch), nay ở chỗ khác
trong làng, cũng là lão nông rồi. Hắn reo lên: “Anh Trung hóa 69 BKHN đây mà”.
Kết thúc hồi tưởng một
địa chỉ, một vùng đất liên quan đến “Chớp mắt cùng số phận” và những con người
học K143, K13 xin bằng một câu chuyện vui. Bác Đình thì nhiều đồng môn biết. Hồi
sơ tán, chúng tôi biết bác Đình là to nhất khoa ở đó. Hà Nội lúc đó chấn động
vụ Trần Đình Hồng can tội hiếp dâm tập thể cuối đường Hoàng Hoa Thám (hồi đó
đường Hoàng Hoa Thám ban đêm vắng lắm). Lạ ở chỗ đầu đường thì là Phủ thủ tướng,
cuối đường thì là dốc Bưởi). Bác Đình lại là người được mời dự phiên tòa, sau
về H3 nói chuyện thời sự về vụ án. Đương nhiên diễn biến của vụ án thì bác
thông tin đầy đủ: Trần Đình Hồng thì chủ mưu bị tử hình... Đến hồi bài học rút
ra:... Bác Đình nhấn mạnh, tức là chúng ta phải cẩn thận... tức là từ cái
chuyện tày đình như hiếp dâm đến cái chuyện ném bánh mỳ của các bạn cũng sẽ dẫn
đến hậu quả khôn lường? Ô Lê Tường Mình (ngồi cạnh tôi) đang nhai bánh
"mằn thầu", loại bánh hấp của nhà bếp, phì cười đến phụt cả bánh ra. Bánh
mì ở đây mà bác Đình nói là bột mì thay cơm, được nắm lại và luộc. Khi ăn mặc
dù vẫn đói, nhiều ông cứ bẻ vụn ném con gái trêu, đùa... mà bác Đình đôi lần
bắt gặp.
Lê Tường Minh sau này là
nghiên cứu sinh ở Hunggari, có kéo cả em gái (cô này cũng học Hóa K19) sang
định cư tại Hunggari đến nay. Bác Đình đối với tôi luôn là người thật tốt và
chất phác. Thời về K20Hóa học lại, bác Đình vẫn ở tập thể trong trường, tôi thi
thoảng vẫn thăm bác. Những chuyện ném bánh mì bác vẫn nhớ và cười.
Thế đấy, “Chớp mắt cùng
số phận” lấy đích danh lớp tôi làm nguyên mẫu. Thời sơ tán đầu chưa có ai học Bách
Khoa đi bộ đội hay bị gọi bộ đội. Vô lí hơn là nếu có thì quyết định nhập ngũ
của thành đội Hà Nội thì không thể gửi qua địa chỉ như trên phim về chỗ ở mỗi
cá nhận. Nếu có gửi cũng gửi về khoa, tổ chức khoa. Làm sao cái tay lớp trưởng
nọ trốn bộ đội dễ dàng thế được? Chi tiết này là cẩu thả của người làm phim, có
phải không ông giám đốc Hãng phim Hội nhà văn Nguyễn Xuân Hưng?
Kì sau:(nếu còn quan
tâm): Địa chỉ bưu điện kết thúc bằng TQ90.
Trần Đức Trung.
Nguyễn Xuân Hưng biên tập là thế là gọn.Nhưng có chi tiết cần đính chính:Địa chỉ :K13+K14 sơ tán ở Ngọc bộ Long Hưng là tôi nhớ được chứ không phải của đoàn làm phim?Ví dụ có tên ông Đặng Thìn là cũng như nhiều người K14 nhận được thư tại địa chỉ này.Tôi thì còn nhận được thư của mấy ông bạn học ở Nga gửi vê?Đoàn làm phim ,đưa ra một cái địa chỉ Nguyên bản như BKHN,không hề gắn tới cảnh làng trung du K14 sơ tán(trong phim), không phải có H69...Ô Đăng Thìn & người xem phim dễ hiểu lầm.Cáo lỗi với Đăng Thìn ,Nguyễn Vũ Cường,Hải...Ô Đặng Thìn cũng là người rất hay vào blog ta,song thường không bao giờ để lại dấu vết?(Đã có lần chất vấn ĐT ,và được trả lời như thế).Đề nghị Nguyễn Xuân Hưng sửa lại giúp.
Trả lờiXóaCũng phải nói thật:Thế lớp Hóa K14 BKHN có ông nào trốn bộ đôi?( Tôi nghĩ Đặng Thìn,Vũ Cường cũng có thể nói thật như tôi).Có nghe đâu đén tận đầu năm thứ ba Ô Lê Khắc Nghiệp học rất giỏi người Thủy nguyên Hải phòng Tổ 1 H3 với tôi,khi được B.Xuân trao quyết định nhập ngũ-cũng cười như ai ,song lại lặn mất tăm?...về sau với hòm đồ mộc là thợ đóng đồ dạo khắp các vùng quê Hải phòng?Nay nghe nói định cư tại Bạch Long Vĩ.Khóa học cũng có nhắc ,có mời.Song hơn 40 năm rồi vẫn mặc cảm.Không về ,không liên lạc.Ô Nghiệp học BK nhưng rất giỏi văn?Thi vào BK khóa 14 chỉ hai môn toán & văn.Bài văn Ô Nghiệp đạt điểm tối đa,xuất sắc nhất trường.Đến B.Xuân còn khuyên nên chuyển sang TH Văn...
XóaVâng, thưa bác Trần Đức Trung, em biên tập lại bài của bác, chính em cũng không hiểu ý tứ bác diễn đạt thế nào. Nguyên văn câu đó như sau: "Địa chỉ bưu điện của cái lớpk14,k13 sơ tán trong phim:
XóaNgười nhận:Đặng Thìn H69 Tổ 4.
Ngọc bộ Long hưng Văn giang Hải hưng."
Nên em hiểu là trong phim nó thế. Nay theo bác nói lại, thì em để lại như trên bài, chỉ là bác nhớ lại, ví dụ như gửi cho anh Đặng Thìn...
Nói thêm về việc viết bài. Các bác đánh máy đều lỗi tùm lum. Ví dụ, lỗi tưởng là đơn giản: đánh dấu chấm, phẩy. Nếu đánh máy dấu cách, rồi mới đến dấu phẩy, rồi liền với chữ đằng sau, thì sẽ có trường hợp dấu phẩu, dấu hai chấm, hay dấu gì đó rơi xuống đầu dòng. Báo chí quy chuẩn là, dấu chấm, phẩy, hay chấm, chấm phẩy, dấu hỏi, ba chấm, chấm than... thì đánh liền với chữ đằng trước, rồi mới đến dấu cách. Xem các comment của các bác, đều sai cái lỗi ấy. Mặt thứ hai của việc biên tập, là diễn đạt lại cho rõ ràng, tất nhiên hạn chế thêm bớt. Ví dụ như câu trên đây của bác Trung, thì rất khó luận giải. Nhưng em nghĩ các bác viết được như vậy là quá tài rồi. Đến em mài bút hơn mười năm nay còn viết chả ra gì, các bác đôi khi viết một bài được như vậy là tuyệt vời lắm rồi. Dù em có bị nhầm lẫn, thì các bác cứ nói lại, em rất mong được biên tập nhiều bài của các bác.
Thì trần Đức Trung quan niệm viết hay dở thế nào vẫn phải có người biên tập?Thường thì viết bài là phải viết nháp ,sửa đi sửa lại mới gửi đăng.Song tôi lại hay viết bài theo ý tưởng đột xuất,viết trực tiếp vào email.Có đọc lại song vẫn vấp phải lỗi sơ đẳng?Luôn cần kể cả giáo viên soát chám ,sửa?Ngay comment đọc lại thấy sai chính tả nhiều,mà không thể sửa.Nhưng hay dở ,sai chính tả không quan trong.Một phần có người biên tập ,một phần Ý tưởng mới là quan trong.Cả bái viết & bình luận Trần Đức Trung muốn nói nhiều cái không đúng HK14là bình thường .trừ những cái cẩu thả của làm phim?Chủ đề của kì một là muốn Địa chỉ thực của HK14BKHN trong phim chớp mắt cùng số phạn.Nguyễn Xuân Hưng biên tập lại thế là hay hơn rõ nghĩa hơn?Hồi ức kỉ niệm của bắt đầu bằng những địa chỉ bưu điện thời chiến tranh.Phim chỉ là cái cớ.Trường đại học bách khoa ,những năm đầu chiến tranh sơ tán toàn bộ lên Lạng sơn?K13+K14 sơ tán lúc Mĩ tạm thời ngừng bắn miền Bắc.Bài viết đã đăng lên blog,thì googl đã lưu trên mạng.Comment của HK20 chưa có nhưng,điện thoại cá nhân tới tấp gọi và chất vấn.Cụ thể là Ô Nguyễn Dũng K15 Hóa BKHN ,giáo viên của trường,chủ tịch CCB BK có hỏi.Không khen bài viết ,lại hỏi Ô Nguyễn Khắc Nghiệp có thật không?Trần Đức Trung sao có thể bịa,Lê Khắc Nghiệp bạn thân với ô Khoa K19,tái ngũ là trung úy,xuất ngũ là Tổng giám đôc xăng dầu khu vực 3(Hải phong).TĐT đã trả lời ,nên không cần đính chính gì nữa.Còn gửi bài đăng sẽ cẩn thận hơn ?Các bạn lứa tuổi nhập trường 1975 có nhiều kỉ niệm ,chúng tôi nhập trường cũng nhiều kỉ niệm.Nếu không nói là 2 lần nhập trường.Trần Đức Trung chỉ muốn nói thật về quá khứ,đừng đánh bóng quá khứ...Vậy thôi?Lệ thủy Quảng bình sinh ra tướng Giáp ,thì cũng sinh ra Cụ Ngô Đình Diệm cũng là lẽ thường...Cám ơn Nguyễn Xuân Hưng.
Xóa